Cơ cấu theo thời gian công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 55 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực tại UBND huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

3.2.5. Cơ cấu theo thời gian công tác

Thực tế cho thấy, cán bộ công tác tại UBND huyện Mường Ảng phần lớn là cán bộ là người địa phương, số ít là từ các địa phương lân cận, tỷ lệ cán bộ trẻ nhiều nên thời gian công tác của đội ngũ này cũng chưa nhiều. Những cán bộ có thâm niên cơng tác lâu năm, có kinh nghiệm thường làm cơng tác quản lý hoặc giữ các vị trí quan trọng trong tổ chức. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh thực tế của các cơ quan hành chính sự nghiệp ở Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. Do Mường Ảng là một huyện non trẻ nên khi mới thành lập, ngoài việc tuyển mới thì các cán bộ đều được điều chuyển từ huyện Tuấn Giáo về, vì vậy việc thống kê số năm cơng tác của cán bộ tại các phịng ban của UBND có tính đến cả thời gian cơng tác trước đó của họ.

Bảng 3.5. Thâm niên CBCVC tại UBND huyện Mường Ảng tính đến thời điểm 31/12/2019

Số năm công tác Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Dưới 5 năm 18 20,22 Từ 5-15 năm 38 42,70 Từ 16-24 năm 27 30,34 Trên 25 năm 6 6,74 Tổng số 89 100

Đánh giá về thời gian cơng tác thì số lượng cán bộ làm việc tại từ 5 -15 năm chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 42,70%, đa số CBCVC đều thuộc độ tuổi 30 - 40 nên đây là điều kiện khá thuận lợi trong công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ quản lý, cán bộ đầu đàn trong tương lai của huyện. Với sức trẻ, lịng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh khoa học và cơng nghệ, có trình độ ngoại ngữ, tin học, vững vàng chuyên môn là lực lượng quan trọng đảm nhận những nhiệm vụ của huyện trong tương lai. Phần lớn đội ngũ này được tuyển dụng trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều người trong số họ là những sinh viên khá, giỏi được đào tạo từ các trường đại học lớn trong nước. Lực lượng nhân sự này giúp cho việc quy hoạch, bồi dưỡng nâng cao trình độ rất thuận lợi trong giai đoạn tới. Với sức trẻ, sự nhạy bén và những điều kiện thuận lợi họ sẽ vươn lên nhanh chóng, là nguồn bổ sung, thay thế, kế cận kịp thời đội ngũ CBCVC đã lớn tuổi của UBND huyện. Đối với nhóm cán bộ có thâm niên công tác từ 16 đến 24 năm hiện tại là 27 người, chiếm 30,34%, phần lớn lao động ở nhóm này chuyển từ huyện Tuần Giáo về khi huyện mới thành lập và hiện nay họ đều đảm nhận những vị trí quan trọng của Ủy ban và các phòng ban của huyện.

Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn cho huyện vì số cán bộ trẻ có thời gian cơng tác dưới 5 năm cũng chiếm tỷ lệ khá nhiều với 18 người chiếm 20,22%. Mặc dù họ rất nhiệt tình trong cơng việc, mong muốn đóng góp nhiều cho tổ chức nhưng họ còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý và giải quyết công việc, ứng xử, còn nhiều hạn chế về kỹ năng sống, phẩm chất chính trị chưa thật sự ổn định, kiến thức thực tế chưa chuyên sâu. Vì vậy trong cơng tác quản lý nhân lực nói chung và cơng tác phát triển nói riêng thì lãnh đạo Ủy ban và các lãnh đạo các phòng ban cần quan tâm giám sát và có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để đội ngũ CBCVC trẻ nâng cao trình độ cũng như kỹ năng nghề nghiệp nhằm phát huy được những mặt mạnh của mình. Trong khi đó, số lượng cán bộ có số năm cơng tác trên 25 năm chiếm tỷ lệ thấp, chỉ là 6 người chiếm 6,74%. Với tuổi đời và tuổi nghề cao, đội ngũ cán bộ này sẽ có nhiều kinh nghiệm trong cơng việc cũng như trình độ chun mơn tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện mường ảng, tỉnh điện biên (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)