Tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh lào cai (Trang 29 - 43)

6. Bố cục của luận văn

1.1.2. Tuyển dụng công chức

Ở nước ta từ trước khi có Nghị định số 24-CP ngày 13/3/1963 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), về ban hành Điều lệ tuyển dụng và cho thôi việc đối với công nhân, viên chức Nhà nước thì “Chế độ tuyển dụng và chế độ cho thôi việc hiện nay đối với công nhân, viên chức Nhà nước ở khu vực sản xuất và khu vực hành chính, sự nghiệp cũng còn có những điểm khác nhau, do chưa có quy định thống nhất” (Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 95/1998/NĐ-CP). Tại văn bản này cho đến cả khi Pháp lệnh CB,CC số 01/1998/PL-UBTVQH10 được thông qua ngày 26/02/1998 vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh thế nào là tuyển dụng.

Đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới công tác cán bộ được đặt ra ngay từ Đại hội VI (1986) và được tiếp tục khẳng định ở Đại hội IX (2001). Tuy nhiên, việc đổi mới thực sự bước ngoặt khi Chính phủ ban hành Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 25/3/1993 quy định chế độ ngạch bậc đối với đội ngũ công chức.

Trước yêu cầu đòi hỏi, ngày 17/11/1998, Chỉnh phủ ban hành Nghị định số 95/1998/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Tại Nghị định này, lần đầu tiên khái niệm tuyển dụng được ghi nhận: “là việc tuyển người vào cơ quan Nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kỳ thi tuyển”.

Đến Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ, quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý CB,CC trong các cơ quan nhà nước khẳng định khái niệm tuyển dụng: “là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển”. (Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ).

1.1.2.1. Khái niệm tuyển dụng công chức

Theo quy định của Luật CBCC thì có thể hiểu tuyển dụng công chức là việc “lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng”, “tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm”. (Khoản 1 Điều 37 và Khoản 2 Điều 37 Luật CB,CC năm 2008). Trên cơ sở nội hàm của khái niệm tuyển dụng, có thể tiếp cận khái niệm tuyển dụng công chức theo 02 nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, tuyển dụng công chức là lựa chọn những người phù hợp ở bên ngoài để đưa vào bộ máy nhà nước. Qua tuyển dụng, một công dân gia nhập vào hàng ngũ công chức và được cơ quan nhà nước giao thực hiện một công vụ nhất định. Theo nghĩa rộng, tuyển dụng công chức là tuyển chọn người vào những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, gồm: (i) Tuyển người mới vào bộ máy nhà nước (tuyển dụng mới); (ii) Đề bạt lên các vị trí cao hơn trong hệ thống thứ bậc (bổ nhiệm, thăng tiến); (iii) Thuyên chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu công chức. Phù hợp với phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ xem xét tuyển dụng công chức theo nghĩa là lựa chọn người để đảm nhận các công việc cụ thể trong các cơ quan HCNN. Đây là hoạt động nhằm chọn được những công chức có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước.

Khái niệm: Ở Việt Nam, khái niệm tuyển dụng trong quy định Văn bản BQPPL được ghi nhận lần đầu tiên tại Khoản 5, Điều 2, Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, xác định: “Tuyển dụng là việc tuyển người vào cơ quan Nhà

nước sau khi đã đạt kết quả của kỳ thi tuyển”. Đến Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý CB,CC trong các cơ quan nhà nước, thì khái niệm tuyển dụng được hiểu “là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển”. (Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ).

Từ vị trí khác nhau thì việc tuyển dụng viên chức cũng có khác biệt so với tuyển dụng công chức. Công chức mang trong mình công quyền, hoạt động để thực thi công vụ. Vì vậy, tuyển dụng công chức phải tuân theo những quy định chặt chẽ về điều kiện, phương thức. Khi tuyển dụng phải căn cứ vào chỉ tiêu biên chế của cơ quan nhà nước, chủ yếu được thực hiện bằng hình thức thi tuyển.

Theo nghĩa hẹp: Tuyển dụng công chức là một hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại ảnh hưởng lâu dài tới sự tồn tại và phát triển của một cơ quan, đơn vị. Qua tuyển dụng, một công dân gia nhập vào hàng ngũ công chức và được cơ quan nhà nước giao thực hiện một công vụ nhất định.

Theo nghĩa rộng, tuyển dụng công chức là tuyển chọn người vào những vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, gồm: (i) Tuyển người mới vào bộ máy nhà nước (tuyển dụng mới); (ii) Đề bạt lên các vị trí cao hơn trong hệ thống thứ bậc (bổ nhiệm, thăng tiến); (iii) Thuyên chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu công chức. Phù hợp với phạm vi nghiên cứu, luận văn chỉ xem xét tuyển dụng công chức theo nghĩa là thi tuyển để lựa chọn người vào đảm nhận các công việc cụ thể trong các cơ quan HCNN. Đây là hoạt động nhằm chọn được những công chức có đủ khả năng và điều kiện thực thi công việc trong các cơ quan nhà nước. Tuyển dụng được công chức xứng đáng, có năng lực cũng chính là việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực mà nhà nước đầu tư cho các cơ quan, đơn vị. Việc tuyển dụng, bố trí phân công công tác và thực hiện chế độ tập sự, hoàn thành tập sự: Công chức được bổ nhiệm ngạch. Nguồn lương

Theo quy định của Luật CBCC thì có thể hiểu tuyển dụng công chức là việc “lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng”, “tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm” (Khoản 1 Điều 37 và Khoản 2 Điều 37 Luật CB,CC năm 2008).

Như vậy, tuyển dụng công chức là việc nhà nước lựa chọn một số người đủ tiêu chuẩn, năng lực và phẩm chất vào những vị trí nhất định của guồng máy hành chính nhà nước. Trước khi có Pháp lệnh Cán bộ năm 1998 thì thi tuyển cạnh tranh được xác định là phương thức chủ yếu trong tuyển dụng công chức. Chỉ đối với một số trường hợp đặc biệt thì tuyển dụng công chức thực hiện thông qua hình thức xét tuyển. Luật CBCC tiếp tục khẳng định công chức được thực hiện chủ yếu thông qua thi tuyển.

Nói tuyển dụng công chức nhưng không có nghĩa là mọi công chức trong bộ máy hành chính đều thông qua tuyển dụng với nghĩa là thi tuyển, mà còn cả xét tuyển, bổ nhiệm, phê chuẩn, bầu. Như vậy, để có nguồn lực hành chính là đội ngũ công chức hành chính ở các vị trí công vụ khác nhau theo pháp luật của nước ta, có một số cách thức sau: (i)Tuyển dụng đối với công chức ngạch cán sự, chuyên viên và tương đương; (ii) Bổ nhiệm các chức danh như Giám đốc sở, ngành....; (iii) Bầu và phê chuẩn như Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các cấp. Trong nội dung luận văn này chỉ đề cập đến việc tuyển dụng công chức ở loại thứ nhất. Tức là thông qua con đường thi tuyển để lấy đội ngũ công chức và làm việc trong nền công vụ hành chính trong các CQCM thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện.

Qua các khái niệm cho thấy đặc điểm, đặc thù, tính chất, đối tượng, thời gian lao động và kỹ năng tác nghiệp của công chức hành chính hoàn toàn khác với viên chức sự nghiệp. Cụ thể: Lao động của công chức trong các cơ quan hành chính công quyền là lao động thực thi pháp luật, lao động quyền lực. Công chức là những người thực thi công vụ. Công vụ và công chức luôn gắn liền với nhau, chủ thể của công vụ là công chức; công vụ là một dạng lao

động quyền lực, khác với lao động sản xuất trực tiếp, lao động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật; công vụ mang tính quyền lực nhà nước, công chức nhân danh Nhà nước thực thi quyền lực nhà nước.

- Đối với tiêu chí tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đơn vị được giao sử dụng công chức. Với viên chức, phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của ĐVSNCL.

- Hình thức tuyển dụng: Đối với công chức được thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển. Trừ trường hợp được xét tuyển theo quy định. Nhưng đối với tuyển viên chức, hình thức tuyển dụng được thực hiện có thể thi tuyển hoặc xét tuyển.

- Điều kiện tham gia dự tuyển: Đều yêu cầu có Quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, văn bằng phù hợp với vị trí cần tuyển, đủ sức khỏe để làm việc. Đối với công chức, bắt buộc người tham gia dự tuyển phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Việc tuyển dụng, bố trí phân công công tác và thực hiện chế độ tập sự, hoàn thành tập sự: Công chức được bổ nhiệm ngạch. Đối với viên chức, sau khi được tuyển dụng, thực hiện ký hợp đồng làm việc; hết thời gian tập sự, viên chức được bổ nhiệm vào chức đanh nghề nghiệp và được ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Đến nay thực hiện theo Luật CB,CC sửa đổi, bổ sung năm 2020 viên chức phải thực hiện ký hợp đồng lao động theo quy định.

- Nguồn lương đối với công chức được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước. Đối với viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp tự chủ.

- Hình thức kỷ luật: Khi xem xét kỷ luật cùng có hình thức khiển trách, cảnh cáo. Cán bộ có 05 hình thức kỷ luật; Công chức, còn có các hình thức kỷ luật: Hạ bậc lương, giáng chức, cách chức và buộc thôi việc; đối với viên chức, có hình thức: Cách chức, buộc thôi việc. Ngoài ra họ còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

1.1.2.2. Nguyên tắc của tuyển dụng công chức

Tuyển dụng công chức là hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Bởi vì, không tuyển dụng thì không thể lựa chọn được người phù hợp khả năng, tiêu chuẩn và điều kiện để đảm đương công vụ. Tuyển dụng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền cần phải tuân thủ pháp luật hành chính điều chỉnh chế độ tuyển dụng và chế độ phục vụ.

Tuyển dụng công chức có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, CCVC có đủ phẩm chất, năng lực, đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ để đảm nhiệm những vị trí, công việc nhất định trong hoạt động quản lý nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Như vậy, xuất phát từ mục tiêu chính của việc tuyển dụng là lựa chọn những người có trình độ, năng lực phù hợp với yêu cầu công việc, vị trí việc làm, tích cực, có khả năng đóng góp đúng vai trò trong cơ quan, đơn vị khi đảm nhận công việc, đã sắp xếp phù hợp với tương lai cơ quan, đơn vị vào một thời điểm và ở một nơi phù hợp với một chi phí có thể chấp nhận được. Trong quá trình thực hiện tuyển dụng nhân lực nói chung, tuyển dụng công chức nói riêng thì việc thực hiện đúng nguyên tắc tuyển dụng sẽ đảm bảo cho chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và tạo động lực phát triển chung. Theo quy định của Luật CB,CC, để đạt được những yêu cầu trên, đòi hỏi công tác tuyển dụng phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:

- Nguyên tắc bình đẳng: Đây là nguyên tắc xuất phát từ Hiến pháp quy định những quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, Chính phủ ban hành những điều kiện pháp lý cụ thể, đảm bảo mọi công dân đều bình đẳng trong việc tham gia và các hoạt động tuyển dụng dựa trên căn bản bảo đảm về giới, về giai cấp, tôn giáo và dân tộc, mức độ thu nhập…

- Nguyên tắc công khai: Xuất phát từ các thiết chế dân chủ quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nguyên tắc công khai nhằm kiểm soát hành vi của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm làm công tác tuyển dụng. Nội dung công khai có nhiều, như: Điều kiện tuyển dụng, chỉ tiêu cần tuyển, hồ sơ dự tuyển, thời gian thực hiện, kết quả thi, kết quả trúng tuyển, chế độ ưu tiên trong tuyển dụng… đảm bảo minh bạch, bình đẳng.

- Nguyên tắc khách quan: Xuất phát từ nhu cầu, vị trí công việc, cơ cấu vị trí việc làm của công chức, tiêu chuẩn nghiệp vụ cũng như tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần tuyển. Nguyên tắc này nhằm loại trừ yếu tố chủ quan, lấy tiêu chí định trước làm căn cứ để tuyển dụng. Do đó, nguyên tắc này chính là nhằm đảm bảo sự công bằng, vô tư trong tuyển dụng.

- Nguyên tắc tuyển dụng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế: Hiện nay, việc xây dựng tiêu chuẩn vị trí việc làm đối với công chức đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, nguyên tắc này đòi hỏi việc mô tả công việc phải dựa trên thực tế, thiếu vị trí nào thì tuyển công chức đó để đảm bảo liên tục công việc không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc chung. Việc đảm bảo nguyên tắc này cũng chính là sử dụng đúng người được đào tạo đúng trình độ, đảm bảo chuyên môn, kỹ thuật, nhằm khắc phục tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” như hiện nay.

- Nguyên tắc chất lượng: Việc tuyển dụng công chức phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu là lựa chọn người có năng lực tốt nhất, phù hợp với vị trí dự tuyển, đảm bảo lựa chọn người giỏi vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.

- Nguyên tắc ưu tiên: Trong điều kiện phát triển chung của xã hội, vấn đề quan tâm là những đối tượng chính sách, đối tượng đặc biệt khó khăn cần có sự quan tâm, động viên khích lệ kịp thời. Do vậy việc ưu tiên là điều kiện thuận lợi đối với một số đối tượng nhất định phù hợp với chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

1.1.2.3. Về hình thức tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức cho các CQCM thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2015 -2019 trên địa bàn tỉnh Lào Cai được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển mới công chức theo Luật CB,CC năm 2008 (tỉnh Lào Cai không thực hiện hình thức xét tuyển công chức), cụ thể:

Thi tuyển công chức được tổ chức thi tuyển quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ, các môn thi và hình thức thi được tổ chức thi 01 lần, cụ thể:

- Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng;

- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Môn ngoại ngữ: Thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, tỉnh lào cai (Trang 29 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)