6. Bố cục của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai
3.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên
Tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 6.383,89 km2, quy mô dân số gần 700.000 người. Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố Lào Cai, 01 thị xã Sa Pa và 7 huyện là Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà, với 152 xã, phường, thị trấn (năm 2020 đã thực hiện giảm 12 xã theo Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 ngày 11/02/2020 của Quốc Hội). Với 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Với vị trí địa lý trên, Tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm, một nút giao thông quan trọng của chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Đồng thời, là “cửa ngõ” quan trọng nối liền thị trường Việt Nam với thị trường phía Tây Nam - Trung Quốc, là trung tâm giao thương trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch của Trung Quốc với thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường các nước ASEAN.
3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Những năm qua kinh tế tỉnh Lào Cai đã có nhiều khởi sắc, có tốc động tăng trường khá, kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, năm 2018, 2019 tiếp tục duy trì và phát triển, hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, GDP bình quân đầu người tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt trên 10,23%. Trong đó, nông lâm thủy sản tăng 5,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 16,13%; dịch vụ tăng 7,72%; thuế sản phẩm tăng 4,97%. Duy trì cơ cấu kinh tế tích cực, hợp lý với tỷ trọng trong tổng GRDP: ngành công nghiệp - xây dựng 44,29%; dịch vụ chiếm 42,64%; nông nghiệp 13,07%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
chung của toàn tỉnh ước đạt 61,4%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước đạt 50,32%. Tỉnh Lào Cai có hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối hệ thống mạng lưới giao thông với Hà Nội và các tỉnh lân cận (đường sắt, đường sông, đường bộ cao tốc và đang phấn đấu hoàn thành tuyến đường hàng không dân dụng). Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có sự phát triển vượt bậc so với những năm đầu tái lập tỉnh Lào Cai, hệ thống đô thị mở rộng, giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển - văn minh bảo đảm kết nối các vùng, miền trong và ngoài nước, tạo động lực mới cho sự phát triển.
Các ngành kinh tế duy trì phát triển. Cơ cấu kinh tế nội ngành nông nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến tốt. Các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa được mở rộng, canh tác cánh đồng một giống, trồng ngô thâm canh mật độ cao, sản xuất nông nghiệp ứng dựng công nghệ cao phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Xây dựng nông thôn mới đã tập hợp sức mạnh đoàn kết, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng khá so với cùng kỳ, một số sản phẩm tiêu thụ tốt, sản lượng tăng cao như quặng sắt, phôi thép, supe lân, cao lanh, fenspat... Hoạt động thương mại, dịch vụ đáp ứng được yêu cầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 19,9% so cùng kỳ; du lịch phát triển mạnh, lượng khách du lịch tăng 28% so cùng kỳ, doanh thu du lịch tăng 49% so cùng kỳ. Tài nguyên đất đai, khoáng sản được tăng cường quản lý. Văn hoá xã hội phát triển tích cực, công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo được quan tâm. Quốc phòng, an ninh trên địa bàn được giữ vững, trật tự an toàn xã hội. Quan hệ đối ngoại mở rộng; công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, giải quyết đơn thư được chú trọng thực hiện. Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có những tồn tại, hạn chế vốn có từ những năm trước, có tồn tại, khó khăn mới phát sinh. Cụ thể như sau:
- Kết quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của từng vùng, sản phẩm chưa tạo thành vùng hàng hóa, sản lượng chưa nhiều (các nông sản đặc sản chỉ đáp ứng nhu cầu một phần trong tỉnh); sản xuất chưa gắn kết được các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chưa có nhiều sản phẩm để quảng bá, tiêu thụ được chứng nhận sản xuất an toàn. Liên kết giữa Nhà nước - Doanh nghiệp - Nông dân chưa chặt chẽ, các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức sản xuất hàng hóa và thiếu bền vững. Việc huy động các tổ chức tham gia đầu tư vào lĩnh sản xuất nông, lâm nghiệp chưa nhiều. Trong năm, giá lợn thịt giảm từ 40-65% so với năm 2016 gây thua lỗ lớn cho người chăn nuôi nên nhiều cơ sở, hộ chăn nuôi khó có khả năng phục hồi sản xuất.
- Sản xuất công nghiệp chưa ổn định, các nhà máy lớn mới đi vào sản xuất hoạt động chưa hết công suất (Nhà máy DAP số 2, DCP..); giá bán sản phẩm xuống thấp (phốt pho, DCP,...). Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất công nghiệp vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Tiến độ triển khai các dự án lớn chậm tiến độ: Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi Sa Pa; Sân bay Lào Cai; Khu vui chơi giải trí Bát Xát, công viên văn hóa Sa Pa, công viên vui chơi giải trí thành phố Lào Cai, đường Quý Xa - Tằng Loỏng...Tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản chậm do vướng mắc của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; đồng thời ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều nên nhà thầu không tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện để có khối lượng hoàn thành, nghiệm thu.
- Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tập trung lớn vào cửa khẩu phụ với cơ sở hạ tầng hiện nay đã quá tải, nguồn lực đầu tư nâng cấp gặp hạn chế do đó việc nâng cao năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa qua đây gặp khó khăn; đồng thời hoạt động không ổn định khi chính sách biên mậu thay đổi. Mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, hàm lượng công nghệ thấp.
- Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch chưa thuận lợi; các doanh nghiệp du lịch quy mô nhỏ, tính chuyên nghiệp thấp, chất lượng dịch vụ hạn chế; nguồn nhân lực du lịch Lào Cai còn thiếu và yếu; chưa được đào tạo chuyên sâu; thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao.
- Chất lượng giáo dục ở một số xã vùng cao có sự chuyển biến nhưng còn chậm. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhất là ở vùng cao còn nhiều khó khăn. Đào tạo và chất lượng đào tạo nghề chưa cao. Công suất sử dụng giường bệnh cao ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ người bệnh; còn thiếu đội ngũ bác sỹ giỏi cho các bệnh viện. Chất lượng các danh hiệu văn hóa chưa bền vững. Việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững còn gặp nhiều khó khăn do Trung ương chưa có hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều.
- Quản lý đất đai, trật tự đô thị, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư ở một số địa bàn, dự án chưa tốt (Sa Pa, thành phố Lào Cai, Bắc Hà...). Tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị và công nghiệp, vệ sinh môi trường nông thôn chưa được xử lý triệt để.
- Vẫn còn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... Tình hình trật tự, an toàn xã hội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, cờ bạc, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, cố ý gây thương tích, hoạt động đạo trái pháp luật vẫn còn xảy ra trên địa bàn... Tệ nạn ma túy có nhiều diễn biến phức tạp khi xuất hiện nhiều loại ma túy mới, nhất là nhóm ma túy tổng hợp, buôn bán vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn.