6. Bố cục của luận văn
4.2.4. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của
trình tuyển dụng
Nội dung và hình thức tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, minh bạch, công khai và mang tính cạnh tranh mới đảm bảo chất lượng của CC được tuyển dụng, đánh giá được năng lực ứng viên, đảm bảo chọn được người phù hợp. Để thực hiện điều đó cần đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển dụng, chuyển từ thi viết một số môn sang thi trên máy tính, công khai thông tin, tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia giám sát. Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình tuyển dụng góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, đơn giản hóa thủ tục, quy trình, hồ sơ, giấy tờ tài liệu, đảm bảo hoạt động công khai, minh bạch, khách quan trong tuyển dụng. Vì vậy, đổi mới tuyển dụng cần tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tất cả cách khâu tuyển dụng, như: Thông báo, thi trắc nghiệm, công bố điểm, kết quả đánh giá ngay, chấm và lưu trữ kết quả đảm bảo bảo mật, an toàn...
Để triển khai thực hiện thi tuyển dụng công chức theo Luật CB,CC được sửa đổi, bổ sung, Tỉnh Lào Cai cần nâng cấp phòng máy vi tính để tổ chức thi tuyển tại tỉnh Lào Cai, đồng thời tăng cường công tác nghiệp vụ để bảo đảm bảo an toàn, bảo mật các thông tin như: ngân hàng đề thi, đáp án thi; sử dụng hệ thống giám sát chấm thi; vào điểm thi; đối với phần thi phỏng vấn cần có quy định ghi âm, ghi hình và cho phép phúc tra bài thi nhằm hạn chế tình trạng thiếu minh bạch trong thi tuyển công chức.
4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tuyển dụng
Mục đích của hoạt động thanh tra là để kịp phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về công tác quản lý tổ chức, cán bộ, CCVC là hoạt động hết sức cần thiết và cần được nâng cao, đổi mới.
Trong công tác thanh tra nội vụ, việc tổ chức thanh tra công tác tuyển dụng căn cứ Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ; Thông tư số 09/2012/TT-BNV ngày 10/12/2012 của Bộ Nội vụ, quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý CCVC. Đây là hai văn bản cơ bản đảm bảo thực hiện quy trình thanh tra công tác tuyển dụng từng bước đi vào nền nếp, đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực, có căn cứ đối việc thực hiện quy trình tuyển dụng của các cơ quan, đơn vị.
Qua thời gian tổ chức thực hiện, đến nay cả hai văn bản trên đã bộc lộ những hạn chế, cần phải được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như tại Điều 11 Nghị định số 90/2012/NĐ-CP quy định về thanh tra hành chính trong việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ. Tuy nhiên, nội dung thanh tra lại được quy định là thanh tra chuyên ngành thực hiện.
Trong khi đó, theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 thì “Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện” (Khoản 1 Điều 30 Luật Thanh tra) và quan trọng là người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành “được xử phạt vi phạm hành chính” (Khoản 2 Điều 30 Luật Thanh tra). Nhưng trên thực tế Thanh tra ngành Nội vụ không có chức năng phạt.
Đối với Thông tư 09/2012/TT-BNV. Các quy định trong thông tư là việc thanh tra theo quy trình và đánh giá kết quả từng lĩnh vực cụ thể, kèm các biểu mẫu đối với từng nhóm nội dung công việc, trong đó có cả công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, việc quy định quá chi tiết dẫn tới rườm rà trong đánh giá kết quả mà lại thiếu tính sáng tạo, không chỉ ra được những mặt tích cực, dẫn tới sự áp đặt, lối mòn trong việc nhận xét, kết luận nên tất cả các cuộc thanh tra đều có báo cáo kết quả đánh giá, kết luận thanh tra tương tự như nhau.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị của UBND tỉnh, trong gia đoạn từ năm 2014 đến hết năm 2019 tỉnh Lào Cai đã tổ chức thực hiện 25 cuộc thanh tra về công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng và quản lý CCVC tại 09 huyện, thành phố và 16 cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh; 46 đoàn kiểm tra về việc thực hiện công tác quản lý biên chế, đạo đức công vụ. Qua thanh tra, kiểm tra chỉ ra những sai phạm, thiếu sót trong công tác quản lý cán bộ, công chức nói chung và công tác tuyển dụng công chức nói riêng, để các cơ quan, người đứng đầu thấy được những yếu kém, thiếu sót, để có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời trong hoạt động quản lý.
Tuy nhiên, qua rà soát, kiểm tra, thanh tra cho thấy, còn vướng mắc, bất cập, chưa thống nhất trong việc xử lý những trường hợp sai phạm liên quan công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, cần thiết phải tăng cường công tác chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền để kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, tập thể lãnh đạo và cá nhân có liên quan. Đồng thời cần thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, cần có cơ chế chế tài cụ thể hơn nữa trong xử lý gắn trách nhiệm người đứng trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nếu CB,CC đó bị vi phạm pháp luật.