6. Bố cục của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích diễn biến sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, trong đề tài tác giả
so sánh các dữ liệu về số lượng cán bộ công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai qua các năm; so sánh số lượng cán bộ công chức được cử đi học tập, bồi dưỡng qua các năm, so sánh thu nhập của cán bộ công chức qua các năm, các khoản phúc lợi cán bộ công chức được hưởng qua các năm,... Trong đề tài, tác giả sử dụng cả so sánh số tương đối và số tuyệt đối giữa số liệu thứ cấp qua các năm, và tốc độ phát triển các chỉ tiêu theo giai đoạn,... từ đó có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai
- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Trong đề tài phương pháp thống kê mô tả được sử dụng thông qua các đồ thị, các biểu đồ nhằm phản ánh và so sánh các tiêu chí theo mục đích nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này còn bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả chi tiết kết quả khảo sát cán bộ công chức về ảnh hưởng của các yếu tố tới công tác tuyển dụng công chức cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện của tỉnh Lào Cai. Sau khi tổng hợp, mức đánh giá bình quân cho từng tiêu chí sẽ nằm trong một khoảng giá trị tương ứng với các mức ý nghĩa rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao.
Bảng 2.2. Mức đánh giá và mức ý nghĩa của thang đo Likert Mức Thang đo Giá trị bình quân Ý nghĩa
1 1 1,00 - 1,79 Rất thấp
2 2 1,80 - 2,59 Thấp
3 3 2,60 - 3,39 Trung bình