Kết quả trường gian

Một phần của tài liệu file_goc_781554 (Trang 35 - 37)

C. Sáng tạo nhu cầu:

B. Kết quả trường gian

Ước vọng lâu ngày bị dồn ép, phát sinh nhiều kết quả mà ta rất khó hiểu. Trên kia chúng tơi đã nói nó là mẹ đẻ của mơ mộng và xét cho kỹ nữa, nó cũng là nguồn cội của chiêm bao như bạn sẽ biết rõ ở chương XIV sau này. Ở đây ta nên nhận xét vài kết quả dễ nhận thấy, nếu kỹ lưỡng quan sát nội tâm.

1. Ước vọng dồn ép phát sinh mê khoái tiểu thuyết, tuồng kịch, nghệ thuật. Bạn chắc đã thấy thiếu gì người xung quanh hay dùng những thứ này như món ăn thỏa mãn óc tưởng tượng của mình. Những văn nghệ phẩm nào xa cách thực tế làm họ hoan nghênh nhất, điều kiện là trả lời được những ước vọng của họ, những ước vọng không thực hiện nhưng trường tồn, bồng bột, gào thét trong tưởng tượng liên miên.

2. Ước vọng dồn ép biến thành hành vi hay cách sống kỳ lạ, chẳng những cho kẻ xung quanh mà cho chính chủ thể nữa. Con người có óc ước vọng bị lâu năm dồn ép có thể thi hành nhiều việc tự ý mình và rất đại hệ như việc trở lại đạo của một người bấy lâu vô đạo hay bất đạo. Tác động này chỉ là thành tựu của một ước vọng về đạo bấy lâu vì nguyên do tâm lý hay ngoại cảnh nào đó, cản trở, dồn ép. Nếu khơng thi hành những việc vĩ đại thì con người bị thời gian lâu dồn ép phải khổ tâm, bực dọc và nếu yếu nghị lực sẽ bị bệnh thần kinh.

3. Ước vọng thường xuyên bị dồn ép có thể mặc nhiều lốt ước vọng khác. Ví dụ như ước vọng chinh phục, có bản chất tham lam song có thể biến thành ước vọng từ tâm, bác ái. Thiếu gì người trong xã hội tận thám tâm, muốn đạp trên đầu trên cổ kẻ khác, muốn chinh phục, làm chủ, sai khiến thiên hạ nhưng khơng được. Họ vơ tình hoặc hữu ý thi ân bố đức. Gây tác động bác ái này không phải họ có lịng u người chân chính mà chỉ vì những ước vọng đáng ghét trên. Ước vọng chinh phục cịn mặc lốt ái tình, tình tâm giao nữa. Yêu ở trường hợp này phát nguồn từ muốn làm lớn, chi phối, điều khiển.

4. Ước vọng lâu năm bị dồn ép có thể sinh ra chứng bối rối, đa nghi. Nó khiến nại nhân sợ hãi, sợ mãnh liệt và vô lý. Trong tâm não nạn nhân có ln ý tưởng “Tránh tội, dầu làm gì cũng lo tránh tội”. Thế rồi trong cuộc sống, gặp cái gì “sái” lưu tâm họ, họ cho

là tội, rồi bối rối, lo sợ và nhất là sầu buồn thấm thía. Đa nghi là một thứ bệnh chớ không phải là thái độ kỹ lưỡng, dè dặt của lương tâm.

Sau hết ước vọng thời gian lâu bị dồn ép cịn làm một yếu tố cột trụ cấu thành tính tình của mỗi người. Vẫn hiểu tính tình của một người cấu thành bởi nhiều tập quán, bởi tính khí, bởi điều kiện sinh hoạt cá biệt, bởi giáo dục… song nhất là bởi một khát vọng nào đó, khát vọng ln địi hỏi được thỏa mãn. Nhưng trong nhiều người, nó bị dồn ép. Nó gặp trở lực biến thành ảo mộng rồi chìm sâu tận tiềm thức trở thành vơ thức. Những trở lực khiến nó sống tình trạng này thường là đạo lý, luân lý, pháp luật, cha mẹ, nhà giáo dục, lý tưởng… Phải dồn ép song nó mạnh mẽ và nếu ai chịu khó quan sát nội tâm mình sẽ thấy nó mạnh mẽ, sẽ thấy nó làm chủ điều khiển đời sống tâm linh, thể xác và xã giao của mình cách cường dũng, cường dũng mà tiềm tàng, bí mật.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Đọc xong chương này bạn đã am hiểu bản chất của ước vọng, bạn đã thấu triệt những hình thức, tác động của ước vọng trong con người. Do sự thấu hiểu ấy, bạn nên thi hành bài thực tập này. Bạn hãy thường quan sát nội tâm. Nên chọn một thời giờ nào đó sau bữa cơm tối chẳng hạn ngồi một mình nơi phịng vắng, giữa bầu khơng khí n lặng của đêm, bạn kiểm xét thâm tâm mình. Bạn coi trong người mình có những ước vọng gì, những ước vọng ấy tốt hay xấu, được thỏa mãn hay bị dồn ép. Chúng bị dồn ép gây kết quả lợi hại cho mình ra sao? Hãy tìm cho kỳ được một ước vọng sâu kín, cột trụ chi phối tòa nhà tâm lý bạn, ảnh hưởng thể xác và cuộc sống xã giao của bạn. Và xin bạn vui lòng thi hành bài tự kỷ ám thị này: “Tôi biết rõ vai trị của ước vọng trong đời tơi. Những ước vọng của tôi luôn tốt đẹp tùy lúc tùy người làm thỏa mãn chúng. Nếu khơng thỏa mãn liền thì tơi bình tâm chờ cơ hội. Tơi khơng để. mình bị dồn ép rồi mơ màng viển vơng vơ ích. Tơi là người chí khí. Tơi biết tự chủ, làm chủ các ước vọng của mình”.

CHƯƠNG 6. KHUYNH HƯỚNG

THUẬT TÂM LÝ

CÁC KHUYNH HƯỚNG

HAY LÀ NHỮNG ƯỚC VỌNG CHÍNH MÌNH

Ở đây chúng tôi xin bàn cùng bạn những khuynh hướng cá nhân, những khuynh hướng xã hội và những khuynh hướng “vô ngã”.

Một phần của tài liệu file_goc_781554 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)