C. Ngụy biện diễn dịch.
1. Ngôn ngữ đi sát tư tưởng.
2) Ngôn ngữ giải minh tư tưởng 3) Ngôn ngữ sinh ảo tưởng
1. Ngơn ngữ đi sát tư tưởng.
Thiệt ra có những ý thức sơ đẳng khơng cần ngơn ngữ. Những ý thức sơ đẳng ấy bạn hãy hiểu là những cảm xúc đơn thuần như giận sợ, tiếng động, ánh sáng… và trong tư tưởng của ta tự nhiên có sự cử động. Những tiếng bạn hay dùng như trái lại, vậy, mà… đều là những tiếng có ý diễn tả cái trớn hay sức cử động tự nhiên phát sinh trong tư tưởng. Thiệt ra có những ý thức sơ đẳng, những cử động trong tư tưởng chúng tôi vừa bàn cùng bạn khơng cần ngơn ngữ, song nếu chính là tư tưởng nghĩa là động tác trí tuệ thì khơng tư tưởng nào khơng đi liền với ngơn ngữ. Lạ q khơng bạn? Khơng lạ gì lắm. Quan sát nội tâm bạn sẽ thấy tư tưởng tức là mình đàm thoại với mình. Trong cung tương tâm hồn ta có những tiếng, những câu hỏi, những bác luận, những giải đáp… Khơng phải đợi gì tâm lý học hiện đại dạy chúng chân lý ấy. Từ nghìn xưa Platon đã dạy tư tưởng “là đối thoại thinh lặng của hồn linh với chính nó”.
Việc quan sát sinh lý cũng chứng minh tư tường không tách rời ngôn ngữ. Nhờ những máy ghi khi bạn tư tưởng, dầu trong thinh lặng thế nào bạn cũng biết được những hoạt động không ngừng của bộ máy phát âm: Miệng, yết hầu, cửa họng… lưỡi của bạn. Ngày nay người ta hay nói “Lời nội giới” là người ta nói một chân lý minh hiển vậy. Đồng ý với chúng tôi về những nhận xét trên, bạn có thể bị người ta bắt bẻ như vầy: Có những tư tưởng khơng thể diễn tả bằng lời nói được. Điều đó chứng minh rằng tư tưởng có thể có trước ngơn ngữ, khơng cần ngơn ngữ. Nhưng có thể bạn giải đáp bác luận này khơng khó gì. Có hai câu trả lời. Trước hết chúng ta phải nhận rằng có những ảo tưởng trong tư tưởng. Chúng ta cảm xúc được. Dục tình dậy trong ta, khiến ta yêu, ghét, buồn, vui… Song ta không tư tưởng thật. Chúng ta cảm xúc rồi thơi. Vì đó ta khơng tìm ra tiếng để diễn lộ tư tưởng. Có khi ảo tường phát sinh dưới một hình thức khác. Ta hình dung trong đầu não một ý tưởng, mà kỳ thực chưa có, ta đang kiếm, đang tìm nó. Tư tưởng chỉ mới phơi thai thôi. Như vậy làm sao diễn tả được! Vừa khi ta tư tưởng hồn tồn thì ta diễn nó được ngay. Câu giải đáp thứ hai của bạn quan hệ và bổ toàn cho câu thứ nhất. Bạn cứ chịu rằng có khi chúng ta tư tưởng mà không thể diễn tả tư tưởng được. Mà tiếng khơng có để ta dùng diễn tả là thứ tiếng của xã hội dùng giao thông giữa xã hội. Song ta không thiếu tiếng riêng của ta, thứ tiếng lòng của mỗi người mà đồng loại không dễ hiểu biết. Khi phải diễn tả tâm tưởng mình ra cho kẻ xung quanh, ta phải diễn tả thứ tiếng lòng cá biệt này ra bằng thứ tiếng chung của xã hội. Chúng ta phải tự phiên dịch và như vậy là làm một việc rất khó – có khi khơng thành cơng – Có nhiều nhà văn chắc có tư tưởng sâu sắc lắm nhưng viết ra khơng hết tâm tưởng mình. Họ viết ra nhiều tư tưởng bí ẩn khó
hiểu. Và có kẻ thú nhận không làm sao “viết hết mình” ra được, mặc dầu đã cảm hiểu trong mình cách thấm thía, thâm sâu. Bác luận do hai giải đáp trên đã gãy lọi và bạn có thể tốt yếu: Ngồi ra những trạng thái ý thức sơ đẳng và cử động của tư tường, khơng cần có ngơn ngữ, người ta có thể quả quyết rằng mọi tư tường chính thức đều đi liền với ngơn ngữ nội giới.