BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ

Một phần của tài liệu file_goc_781554 (Trang 119 - 121)

C. Ngụy biện diễn dịch.

1. BẢN CHẤT CỦA NGÔN NGỮ

Ngơn ngữ là cái gì thưa bạn? Nghiên cứu nó kỹ, bạn thấy nó chỉ là những đấu hiệu đặc biệt được hệ thống hóa để giải diễn những trạng thái ý thức tư tưởng, ý chí và cảm xúc

A. Dấu hiệu.

Nhờ thấy khói bạn biết có lửa mà bạn khơng thấy. Nghe ai nói bạn biết tư tưởng hay ý muốn của kẻ ấy. Thì ra dấu hiệu là một hiện tượng phát giác cho ta một hiện tượng khác ẩn náu ta khơng thấy. Trong một ví dụ trên, bạn khơng thể chỉ dùng ngũ quan thu nhận được tư tưởng, ý chí của kẻ khác mà phải cần câu nói của họ làm dấu hiệu phát giác cho.

Dấu hiệu cấu thành cách đơn giản. Nó có hai cách để biểu lộ sự vật. Mọi vật nào làm dấu hiệu cho vật nào là khi nó khiến vật ấy có những phản ứng. Khi bạn quơ roi lên, con ngựa nhảy, nhảy như đã bị “nện” rồi vậy. Lúc trời chuyển mưa mù mịt thấy chớp… bạn né! Dấu hiệu còn khêu gợi những tư tưởng nữa. Khi có dấu hiệu, ta tư tưởng bằng liên từ là tiếp cận. Khói khêu gợi ở bạn ý tưởng tiếp cận là lửa. Chớp khêu gợi ở bạn ý tưởng tiếp cận là… sét. Tiếng nói khêu gợi đồ vật…

Cho đặng khiến ta tưởng đến đồ vật được phát giác dấu hiệu còn phải chỉ sự hiện hữu thực tại của đồ vật nữa. Khói là dấu hiệu của lửa chẳng những nó khêu gợi ý tường lửa mà cịn chứng minh chắc chắn có lửa.

Dấu hiệu như vậy chẳng những giúp ta tư tưởng mà còn suy luận nhanh chóng. Chúng ta diễn dịch cấp tốc: Khơng khi nào có khói mà khơng có lửa. Mà đây có khói… vậy có lửa.

Bạn để ý ln rằng giải thích các dấu hiệu là hành động nòng cốt của con người. Toàn cuộc sống tinh thần là giải thích dấu hiệu. Đọc mấy chương trước bạn quên rồi à? Bạn không nhớ tri giác chỉ là giải thích một ảnh tượng làm dấu hiệu cho một biến cố đã qua? Trong khoa học cơng việc giải thích các dấu hiệu cũng vó cùng hệ trọng. Một kiến thức khoa học chỉ là một giải thích những hiện tượng lạ dấu hiệu của những hiện tượng

khác mà ta không thấy thôi.

Bác sĩ nhờ triệu chứng biết căn bệnh và bệnh trạng. Nhà hình học biết hai tam giác bằng nhau nhờ sự bằng nhau của một góc và hai cạnh làm dấu hiệu. Thì ra việc giải thích dấu hiệu tối hệ cho loài người trong cuộc hoạt động của tinh thần. Nó có thể sinh giác ngộ, nhưng lào người phải dùng nó để hiểu biết sự vật. Chỉ có “Đấng Tồn Tri” mới am hiểu chính từng sự vật. Cịn phàm nhân muốn biết vật gì đều phải nhờ vật khác làm dấu hiệu. Muốn thấu hiểu một tâm hồn chúng ta cũng phải dùng ngôn ngữ làm một thứ dấu hiệu đặc biệt.

B. Ngôn ngữ

Cho đặng có ngơn ngữ phải có trạng thái ý thức như cảm xúc, tư tưởng nhất là ý muốn. Dấu hiệu cấu thành ngôn ngữ phải được phát lộ với hữu ý. Tiếng con nít khóc vì đói bụng hay đau bụng khi chúng còn quá ấu trĩ chỉ là một xung động, không phải là ngơn ngữ. Song tiếng khóc ấy trở thành ngơn ngữ khi nó có tuổi khơn muốn kêu má nó để địi hỏi vật gì. Nói dấu hiệu phát lộ cách hữu ý, chúng tôi không muốn bạn hiểu là nhân tạo. Vì ngơn ngữ thường là dấu hiệu tự nhiên mà ý chí điều khiển để tư tưởng được diễn tả. Như trong trường hợp con nít la khóc. Những nụ cười cũng thế, ban đầu là xung đột, sau trở thành thứ ngôn ngữ. Cho đặng thứ ngơn ngữ phải có tác động và tiếng của người nhờ ý chí thúc đẩy diễn lộ ra.

Ngơn ngữ cấu thành bằng tác động chia làm ba thứ chính: ngơn ngữ bằng điệu bộ, ngôn ngữ bằng cử động, sau hết là văn tự.

Ngôn ngữ cấu thành bằng những âm thanh gồm nhiều dấu hiệu như tiếng trống, tiếng kèn, tiếng chuông. Song dấu hiệu đặc biệt nhất là lời nói.

Vậy tóm lại ngơn ngữ là tác động do ý chí, dùng lời nói như dấu hiệu diễn tả những trạng thái ý thức. Thoạt thủy nó dùng để kích thích những hành động. Con nít nói để mẹ nó cho bánh. Người cổ sơ nào cũng vậy chắc chắn có một thứ ngơn ngữ riêng báo hiệu có quân nghịch, để kêu cứu…Hiện giờ trong đời sống hàng ngày chúng ta nói để khích giục hành động. Theo dịng thời gian, nhân loại tiến hóa nhiều, ngơn ngữ mới được dùng kích thích tư tưởng thính giả, độc giả. Và dù được sử dụng với mục đích nào ngơn ngữ vẫn là một tác động. Chúng ta muốn cho kẻ khác có thái độ tinh thần tương tự của ta. Đó là ta hành động chứ gì. Có điều đáng để ý là hành động bằng lời nói. Vậy tóm lại vấn đề cột trụ của ngơn ngữ là kích thích hành động.

C. Lời nói

Ai cũng có bộ máy phát âm mà những bộ phận nịng cốt là buồng phổi, khí quản, cuống họng, yết hầu, lưỡi, răng, môi. Nhờ bộ máy thần diệu ấy, chúng ta nói. Theo những nhà ngữ học thì âm thanh phát ra bởi bộ máy này gọi là “âm tố”. Âm tố gồm các mẫu âm, từ âm và môi âm. Những âm tố hòa hợp nhau cầu thành những “ý ngữ tố” và “hình ngữ tố”.

Một phần của tài liệu file_goc_781554 (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)