D. Xu hướng về lý tưởng tôn giáo
B. Nguồn gốc của giấc mộng.
Bây giờ trở lại vấn đề mà chúng ta loại ra ở trên, và đây là những câu trả lời đại khái cho nó.
1. Nguyên do của giấc mộng nằm trong những vật kích thích ở ngoại giới. Có người nằm ngủ trưa gần chỗ viên thư ký đánh máy chữ, họ chiêm bao nghe súng liên thanh nổ…
2. Nguyên do của giấc mộng nằm trong những kích thích nội tại của cơ thể. Nguyên cớ này thường rất đúng. Nhớ kỹ lại đi có nhiều khi bạn có ác mộng thấy bị ai sắp đâm chém chỉ tại vì bạn… sình ruột thơi… Có hiện tượng này là vì ý thức ta khơng diễn dịch lại cách tượng trưng. Ta thở không thông hơi, ý thức không diễn dịch lại rằng ta thở khó mà diễn dịch rằng ta bị ăn cướp… chặn họng!
3. Nguyên do của giác mộng là những sự kiện, cảnh tượng người vật ở ngoại giới được mô phỏng nhái lại. Có rất nhiều giác mộng của chúng ta phát sinh bởi những nguyên cớ này. Song bạn có thể hỏi tại sao tơi mộng thấy cảnh này mà khơng thấy cảnh khác? Thì ra ngun do này khơng làm bạn thỏa mãn dầu vậy nó vẫn có lý do tồn tại.
4. Sau hết một nguyên do bạn nên để ý nhiều là nguyên nhân do Freud đề xướng. Theo Freud, giác mộng theo cách riêng của mình thực hiện ước vọng mà lúc thực tỉnh ta khơng làm thỏa mãn. Đó là trường hợp ước vọng bị dồn ép tìm lối thốt (đọc chương V). Song chúng ta nên dè dặt trước chủ trương này.
a) Có nhiều giác mộng thực hiện một ước vọng mà ta lúc thức tỉnh không làm thỏa mãn. Một em bé tối nằm chiêm bao thấy ăn bánh xèo thì hồi chiều nó ước vọng ăn mà má nó cấm bởi lý do là nó ăn sẽ… đau bụng.
b) Rất thường khát vọng của chúng ta bị ngăn cản. Nhất là những khát vọng ô uế. Con người thiện trong ta hăm he ta, ngăn cản không cho thỏa mãn các thứ khát vọng ấy. Chúng ta chỉ mơ chúng cách bóng gió, tiềm tàng và thực hiện bằng khơng thơi. Đó là chủ trương của Freud, chủ trương không phải trúng hết mà cũng không chắc trật hết.
c) Sau hết cũng theo Freud, những sự vật hay ngoại cảnh ở ngoại giới chúng ta trong mộng thấy bằng những dấu hiệu tượng trưng. Bà mẹ quá lo lắng cho mấy đứa con nhỏ của mình có khi ngủ chiêm bao thấy lo cho những con chuột nhỏ, chim cá nhỏ… Những người theo học thuyết Freud trong lò tâm phân học hay đào xuyên qua những mộng tưởng của một người để nhận chân ước vọng, đời sống thực tế của người ấy. Theo bạn, bạn nghĩ sao? Làm vậy tìm được sự thật không? Theo chúng tôi chắc chắn là Freud khơng vơ lý. Nhưng tìm ln sự thật trăm phần trăm thì chúng tơi hồ nghi. Bởi lẽ mộng
tưởng khơng phải là việc máy móc và mộng tường có rất nhiều nguyên do như chúng ta đã thấy trên. Có thể một thanh niên do ban ngày ước vọng gái đẹp và mơ tưởng việc chăn gối nên đêm ngủ chiêm bao gặp gái đẹp và bị mộng tinh. Nhưng nguyên do trên không phải là nguyên do bất di dịch cho mọi trường hợp chiêm bao và mộng tinh của các thanh niên.