C. Khích niệm:
3. Nguồn suối của khốn khổ và hạnh phúc.
Tưởng tượng có một năng lực khiến con người khốn khổ hay hạnh phúc. Mà chỉ có Epicure ngày xưa và một số nhà chủ trương Tự kỷ ám thị am hiểu. Bạn nên tìm hiểu nó để lợi dụng cho đời mình.
a) Ĩc tưởng tượng sinh đau khổ vơ số. Có biết bao nhiêu bệnh tưởng tượng trong đời đã ăn ruồng, đục khoét sức khỏe nhiều người. Có kẻ cả đời tướng tượng người ta ai cũng lo bắt bớ, chỉ trích mình. Họ khổ. Kẻ khác ăn no rồi lo tưởng tượng vinh dự của Thủ tướng, đô la của Vua dầu lửa, chiến thắng của Nã Phá Luân. Họ khổ và khổ. Kẻ khác mơ mộng thành ông của bè bạn rồi ghen ghét, ganh tỵ, buồn rầu. Con sâu đau khổ gặm rút tâm não họ.
Rồi chúng tơi, rồi bạn có lần chưa gặp tai họa đã cam khổ cách này cách nọ: Tai họa chưa đến mà chúng ta đã khổ.
b) Óc tưởng tượng khiến chúng ta khổ, song biết lợi dụng, nó cũng khiến chúng ta sướng. Có nhiều người bịnh xồng xồng, tưởng mình sẽ mạnh, mập khỏe. Họ đi đến kết quả là nghe trong mình hân hoan và mạnh khỏe thật. Sống trong đời ln dè dặt, khơn ngoan song mãi tưởng tượng mình sướng, ra vẻ sướng thiệt hơn kẻ cứ bi quan tưởng rằng đời hoàn toàn nước mắt.
Những nhà giáo dục thường dùng mãnh lực của tưởng tượng để khiến tuổi trẻ tự kỷ ám thị những giáo từ. Họ đi đến kết quả thường rất khả quan.
BÀI THỰC TẬP
Đọc chương này chắc bạn dư biết giá trị của tưởng tượng trong đời sống thường nhật của con người. Ai biết điều khiển nó, thì nó sẽ phát triển dồi dào, gây sức hành động, gây nguồn hạnh phúc. Và ai làm trái lại thì nó sinh kết quả tai hại. Vậy bạn cần giáo luyện não tưởng tượng của mình và cả tuổi trẻ nếu bạn có phận sự giáo dục. Từ bản năng, chúng ta ai cũng có nguồn tưởng tượng trong mình. Nó mạnh mẽ ngay lúc chúng ta cịn ấu trĩ. Hồi nhỏ bạn quên là có nhiều lần bạn mặc đồ “to” cầm gậy giả “làm lính”, bạn leo lên ngựa cây để làm “kỵ mã”.
Em bé của bạn bồng búp bê mà hát khô cuống họng để ru ngủ. Cả thời xuân măng chúng ta xài óc tưởng tượng biết bao nhiêu, điều đó tỏ rằng não tưởng tượng của chúng ta rất dồi dào. Vậy chúng ta cịn có bổn phận điều khiển nó về chân trời thiện mỹ. Chúng ta lo giáo luyện riêng những cảm quan của mình cho tinh nhuệ để mở rộng đường lối tưởng tượng. Đối với kẻ ta có bổn phận giáo dục ta đừng giết chết óc tưởng tượng của chúng bằng những ngăn cản bất đáng, hủ lậu. Cần cho những đồ chơi khêu gợi nhiều não tường tượng. Đừng bắt con trẻ làm “triết gia” sớm quá.
Sau hết cho chúng ta cũng như cho tuổi trẻ, ta cần rèn luyện ý chí, cách riêng đức tự chủ. Lợi dụng tưởng tượng chớ đừng để tưởng tượng “xỏ mũi”. Hãy anh dũng làm chủ mình điều khiển óc tưởng tượng trong những điều kiện thiện mỹ. Hãy dám kiềm hãm nó
khi nó như con ngựa hăng chồm đến những hố ô uế, bỉ ổi.
Riêng cho bạn, bạn nên tự kỷ ám thị: “Tơi là người có khiếu tưởng tượng. Tôi tận dụng não tưởng tượng của tôi để xây dựng cuộc đời trong thành công và hạnh phúc. Tơi tường tượng song khơng để mình sống mơ mộng, xa thực tế. Tơi có những tưởng tượng huy hoàng, đẹp đẽ nhất đời tôi là lý tưởng. Cả đời tơi, tơi phụng sự nó tha thiết, nồng nhiệt. Tơi say mê nó mà bất chấp bao nhiêu trở lực, lao khổ. Tơi đặt giá trị đời tơi trong nó. Thi hành nó cho kỳ được tôi mới mong làm xong phận vụ tôi đối với đồng loại, đồng bào và với bản thân tơi, cũng như đối với tạo hóa”.
CHƯƠNG 17. Ý TƯỞNG TỔNG QUÁT
THUẬT TÂM LÝ