D. Xu hướng về lý tưởng tôn giáo
2. Những biệt dị lầm tưởng.
a) Khi tỉnh thức, tri giác được chứng thực bởi nhiều cảm quan. Cảm quan này kiểm soát cảm quan kia. Bạn thấy gốc cây. Nếu sợ lầm bạn đi đến rờ thì hết hồ nghi. Và người ta nói khi ngủ, nằm mộng cảm quan không giúp nhau để cảm nhận sự thật Đó là lầm tưởng. Vì khi ngủ các cảm quan của ta làm việc chung nhau. Bạn nằm mộng không phải tưởng rằng mình thấy người bạn mà cịn nghe bạn mình nói, cịn bắt tay chào hỏi nữa.
b) Khi tỉnh thức ta tri giác vật gì các kẻ khác cũng nhận có thực như ta. Cịn khi ngủ nằm mộng chỉ một mình ta tin vật ta thấy là có. Các kẻ khác khơng thấy, rờ mó như ta.
Một biệt dị lầm tưởng nữa. Vì khi mộng sự vật cũng xảy ra cho ta y khi ta tỉnh thức. Chúng ta cũng cảm thấy mình sống chung đụng cùng nhiều kẻ khác. Chúng tơi thấy mình hành động, nói năng như họ.
c) Những điều thấy trong một đứt khúc, không nối liền theo thứ tự tự nhiên. Có khi ta thấy mình ở đây bỗng sang qua chỗ khác. Ta cũng nhiều lần thấy ta biến ra kẻ nọ người kia. Nhưng đây cũng là một biệt dị lầm tưởng nữa.
Trước nhất ta nên nhớ có những giác ruộng đứt khúc mà dính liền tự nhiên như chuyện thực. Song điều ta không để ý mà thường hay quên là sự vô lý mà ta nhận có trong mộng chỉ nhận lúc tỉnh thức thôi. Chứ hồi ta mộng ta không cho là vô lý, là đứt khúc lộn xộn… Ta thấy mình biến ra kẻ khác khi mộng, thế nào có ngạc nhiên lúc mộng. Giật mình dậy trên giương gác tay lên trán nhớ lại mới cho là vơ lý.
Tóm lại sự vơ lý của mộng ta không cảm nhận khi mộng mà chỉ khi thức tỉnh thôi. d) Cũng một thứ lầm tưởng khi người ta nói: Trong thế giới thực tại, đời sống của ta có tính cách duy nhất. Nó đi liền nhau, ăn chịu nhau. Còn khi mộng ta thấy cuộc sống đảo lộn ngược xuôi xà ngầu. Chúng ta có những mộng nối tiếp rồi bị gián đoạn rồi có những mộng khác mà tất cả tỏ ra đời sống ta xáo trộn khơng trật tự gì cả. Nhưng sở dĩ có lầm tưởng này nữa là vì người ta nhận định những điều nghe thấy trong mộng không phải lúc mộng mà lúc tỉnh giấc rồi. Trở lại lầm lẫn trên.
Thay vì nghiệm xét những ấn tượng của người mộng lúc họ mộng người ta lại nghiệm xét lúc họ “giật mình” rồi. Thay vì hỏi họ có tin chắc điều mình mộng lúc mộng không, người ta lại hỏi họ lúc tỉnh dậy cịn tin mộng nữa khơng? Và như vậy là so sánh sai lệch. Vấn đề là so sánh đời sống thực tại với đời sống mộng. Mà chúng ta phán đoán đời sống thực tại lúc ta ở cảnh thực tại thì sao chúng ta khơng phán đốn đời sống mộng khi chúng ta mộng. Đó là ngõ quẹo của nhiều người lạc đường trong sự so sánh hai thế giới mộng và thực.
đ) Một lầm tưởng nữa bạn nên để ý. Có người nói cõi thực với cõi mộng là sự mô phỏng, nhái lại cõi thực. Song người nói như vậy là tỏ ra không am hiểu vấn đề của chúng ta. Vấn đề của chúng ta đặt đây không phải là nguồn gốc của mộng. Mà sự tin tưởng điều chiêm bao như có thực tế. Khơng hiểu rõ vấn đề có thể cãi nhau bất tận.