Phí dịch vụ thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34 - 35)

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không thể giữ thế chủ động trong việc áp đặt các mức phí dịch vụ đối với các doanh nghiệp. Dưới áp lực cạnh tranh, giá cả trở thành một trong những công cụ hữu hiệu để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, mức phí dịch vụ thanh toán không tách rời khỏi phạm vi chất lượng. Nó góp phần tạo nên chất lượng tổng thể mà các ngân hàng theo đuổi. Việc xây dựng mức phí, chính sách phí trở thành một vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển dịch vụ của ngân hàng.

Mức phí cho các dịch vụ thanh toán phổ biến hiện nay gồm: phí quản lý tài khoản thanh toán, phí cung ứng các phương tiện thanh toán, phí chuyển tiền, chuyển phát thông tin và chứng từ, phát hành sửa đổi, bổ sung các lệnh thanh toán, cung ứng thông tin về tài khoản và sao kê…

Việc xây dựng một chiến lược giá cho các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện nay cần quan tâm nghiên cứu một số xu hướng:

- Công khai hóa mức phí dịch vụ: các ngân hàng có xu hướng công bố mức phí dịch vụ và thậm chí không ngần ngại thừa nhận mức phí cao hơn ngân hàng đối thủ. Khi giá cả không còn là công cụ cạnh tranh hữu ích nữa thì đôi khi việc công bố mức phí cao như vậy lại cho thấy sự sẵn sàng cung cấp một dịch vụ chất lượng cao hơn.

- Phân biệt giá: phân biệt giá là chiến lược được các doanh nghiệp sản xuất chú trọng từ lâu. Trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán việc phân biệt giá không rõ ràng. Các ngân hàng thường xây dựng một mức phí đặc biệt ưu đãi cho những khách hàng quan trọng, có mối quan hệ lâu dài. Việc phân biệt giá cũng thể hiện rõ

ở việc mức phí công khai cho khách hàng là như nhau nhưng lại xây dựng một chính sách giá riêng cho từng đối tượng khách hàng.

- Hạ thấp mức phí thực tế: một số ngân hàng lựa chọn cách thức giảm mức phí danh nghĩa bằng các hạ thấp mức phí được công bố. Một số khác, là chủ yếu, lại áp dụng chiến lược gia tăng giá trị gia tăng cho khách hàng bằng cách cung ứng thêm dịch vụ phụ đi kèm mà vẫn giữ nguyên mức giá danh nghĩa. Các ngân hàng lớn và uy tín thường theo đuổi cách thứ hai này. Nó không chỉ đảm bảo cho các ngân hàng duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ mà còn là một chính sách hay trong chiến lược chăm sóc khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)