Top 5 ngân hàng có số lượng thẻ phát hành lớn nhất năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56)

Tên ngân hàng Số lượng (thẻ) Thị phần Thứ tự

VIETINBANK 21.898.188 21,04% 1

AGRIBANK 19.217.802 18,46% 2

VIETCOMBANK 17.176.115 16,50% 3

BIDV 10.170.607 9,77% 4

DONG A 9.416.376 9,05% 5

Bảng 2.7: Top 5 ngân hàng có số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành lớn nhất năm 2016

Tên ngân hàng Số lượng (thẻ) Thị phần Thứ tự

VIETINBANK 20.034.274 22,27% 1

AGRIBANK 18.966.555 21,08% 2

VIETCOMBANK 14.698.366 16,34% 3

BIDV 9.576.906 10,64% 4

DONG A 9.371.228 10,4% 5

Bảng 2.8: Top 5 ngân hàng có số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành lớn nhất năm 2016

Tên ngân hàng Số lượng (thẻ) Thị phần Thứ tự

VIETINBANK 578.987 12,27% 1

AGRIBANK 462.355 9,80% 2

SACOMBANK 453.863 9,62% 3

ACB 366.943 7,78% 5

Bảng 2.9: Top 5 ngân hàng có số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành lớn nhất năm 2016

Tên ngân hàng Số lượng (thẻ) Thị phần Thứ tự

VIETINBANK 1.284.927 29,7% 1

VIETCOMBANK 866.485 20,0% 2

TECHCOMBANK 237.713 5,5% 3

SACOMBANK 216.378 5,0% 4

BIDV 178.653 4,1% 5

Nguồn: Báo cáo Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 2016

Trong năm 2016, phí dịch vụ thẻ nói chung đạt 256,35 tỷ đồng, tăng trưởng 30,6% so với 2015. Cơ cấu phí thu trong dịch vụ thẻ có sự chuyển đổi theo hướng thu phí thanh tốn qua POS, thanh tốn qua ATM và phí dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế tăng mạnh tỷ trọng trong tổng thu, thể hiện bước cải thiện đáng kể trong việc sử dụng thẻ của khách hàng. Năm 2016, doanh số thanh toán qua POS đạt 22.910 tỷ đồng, tăng trưởng 62% so với năm 2015, doanh số thanh toán qua thẻ ATM đạt 173.670 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2015.

Bên cạnh sự tăng trưởng về mặt định lượng, những sáng kiến, cải tiến cũng được liên tục áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại BIDV. BIDV đã tăng cường hợp tác kinh doanh với các tổ chức thẻ quốc tế, khai thác được nguồn tài trợ thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ từ các tổ chức quốc tế lên đến 6,5 tỷ đồng. Theo đó, hình ảnh thẻ của BIDV cũng được truyền thông rộng hơn, tăng cường nhận biết đồng thời hỗ trợ cơng tác bán hàng. Ngồi ra, BIDV còn mở rộng kênh xử lý yêu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ qua Contact center (cấp lại PIN, thay đổi thông tin thẻ…); rút ngắn thời gian xử lý khiếu nại thẻ quốc tế, thực hiện trong 1 ngày làm việc. Trong năm 2016, BIDV đã giám sát gần 200 nghìn giao dịch bất thường, ngăn chặn nguy cơ tổn thất 9 tỷ đồng cho hoạt động thẻ.

2.2.1.4. Tình hình thanh tốn thư tín dụng

Phương thức thanh tốn bằng thư tín dụng rất được ưa thích trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt do tính an tồn mà nó mang lại. Với định hướng

phát triển thành một ngân hàng hiện đại mang tầm quốc tế và với tiềm lực của ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, BIDV đã mang đến cho khách hàng các sản phẩm tài trợ thương mại chất lượng cao, đa dạng, hiện đại như:

- Đối với thư tín dụng nhập khẩu: dịch vụ phát hành/sửa đổi/hủy thư tín dụng, phát hành bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, tư vấn hợp đồng ngoại thương/phát hành thư tín dụng…

- Đối với thư tín dụng xuất khẩu: dịch vụ thơng báo thư tín dụng, thơng báo sửa đổi thư tín dụng, hủy thư tín dụng, kiểm tra bộ chứng từ phát hành theo L/C…

Đi kèm với dịch vụ thanh tốn bằng thư tín dụng thì BIDV cịn triển khai nhiều gói tài trợ xuất nhập khẩu như: chiết khấu hối phiếu địi nợ, bao thanh tốn xuất khẩu, chiết khấu miễn truy đòi Hối phiếu đòi nợ theo L/C trả chậm dựa trên thỏa thuận Forfaiting với ngân hàng nước ngoài; tài trợ nhập khẩu theo thư tín dụng trả chậm có điều khoản cho phép thanh tốn ngay L/C UPAS, tài trợ nhập khẩu bằng vốn vay nước ngoài theo hợp đồng khung…

Mặc dù điều kiện kinh tế vĩ mô năm 2016 cịn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của tồn hệ thống BIDV năm 2016 vẫn giữ nhịp tăng trưởng an toàn hiệu quả. Trong đó, dư nợ tín dụng tại BIDV tăng trưởng 17,8% so với năm 2015 tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động tài trợ thương mại. Trong năm 2016, hoạt động tài trợ thương mại vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định ở mọi chỉ tiêu: doanh số thanh tốn, số lượng giao dịch và thu phí. Cụ thể:

Bảng 2.10: Doanh số thanh tốn bằng thư tín dụng tại BIDV năm 2015, 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 Tỷ lệ tăng trưởng

Doanh số thanh tốn thư tín dụng

Trong đó:

7.035,85 8.661,13 23.1%

Doanh số L/C Xuất khẩu 1.942,84 2.232,33 14,9%

Doanh số L/C Nhập khẩu 5.094,14 6.428,80 26,2%

Có thể thấy doanh số thanh tốn bằng thư tín dụng đều có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 2015, doanh số thanh tốn này đạt 7.035,85 tỷ đồng, thì năm 2016 đã tăng thêm 1.625,28 tỷ đồng, tương ứng với 23,1%, đạt mức 8.661,13 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.4: Số lượng giao dịch thanh tốn bằng thư tín dụng từ 2014 đến 2016 Đơn vị tính: món 2014 2015 2016 162.061 188.725 224.271

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Trung tâm Tác nghiệp và tài trợ thương mại năm 2014, 2015, 2016

Nhìn chung, số lượng giao dịch thanh tốn bằng thư tín dụng tăng đều qua các năm. Năm 2015 ghi nhận tốc độ tăng trưởng là 16,45% so với năm 2014, đạt mức 188.725 món. Sang năm 2016 số lượng giao dịch tăng lên 224.271 món với tỷ lệ tăng trưởng là 18,83%. Ngồi ra, mức phí thu được năm 2015 cũng tăng 36,9% so với năm 2014, và mức phí của năm 2016 tăng 17,3% so với năm 2015. Chi tiết theo biểu đồ dưới đây:

Biều đồ 2.5: Phí thanh tốn thư tín dụng 2014-2016

Nguồn: Báo cáo tổng kết Trung tâm Tác nghiệp và tài trợ thương mại năm 2014, 2015, 2016

2.2.2. Sự đa dạng trong việc sử dụng các kênh thanh toán tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với lịch sử 60 năm hình thành và phát triển, BIDV là một trong số ít ngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài và có vị thế vững chắc tại Việt Nam. Cùng với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, BIDV đã trở thành một thương hiệu uy tín tại Việt Nam. Trong những năm qua dịch vụ thanh toán của BIDV đã gặt hái được nhiều thành công nhất định. BIDV cũng được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng về dịch vụ thanh toán như: “Ngân hàng đối tác hàng đầu Việt Nam” do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vinh danh trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2016, Ngân hàng có chất lượng thanh tốn qua SWIFT tốt nhất do HSBC, Bank of New York Mellon, JP Morgan Chase và Standard Chartered Bank trao tặng thường niên...

Việc lựa chọn kênh thanh toán cho mỗi giao dịch sẽ phụ thuộc vào chỉ dẫn trên lệnh thanh toán của khách hàng và hướng dẫn của Trụ sở chính từng thời kỳ đảm bảo tối đa hóa thu rịng phí dịch vụ thanh tốn của BIDV, tốc độ thanh toán và đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, các giao dịch thanh toán trong nước bằng VND của BIDV được gửi/nhận chủ yếu thông qua 03 kênh thanh toán: Thanh toán song phương/Thanh toán đa phương, Hệ thống điện tử liên ngân hàng IBPS và Thanh toán bù trừ.

2014 2015 2016 0 100 200 300 400 500 600 700 356,43 488,04 572,58

2.2.2.1. Hệ thống thanh toán song phương/thanh toán đa phương

Số lượng giao dịch qua kênh TTSP/TTĐP chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Đây là kênh thanh tốn có tốc độ nhanh, chi phí BIDV phải trả cho đối tác là ít nhất, tức thu ròng dịch vụ sẽ là lớn nhất khi chuyển qua kênh này.

Hiện tại có 32 khách hàng Định chế tài chính kết nối với BIDV qua TTSP/TTĐP; thu hút 124.000 tỷ VND và 8.051 triệu USD vốn tiền gửi thanh toán. Với việc thanh toán qua TTSP/TTĐP, hàng năm BIDV sẽ tiết kiệm được khoảng 2 tỷ VND tiền phí chuyển tiền phải trả cho NHNN hoặc ngân hàng chủ trì.

Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank luôn là ngân hàng đứng đầu về số lượng giao dịch TTSP BIDV, trung bình 3,8 triệu giao dịch/năm, chiếm hơn 40% tổng giao dịch TTSP của BIDV. Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với trên 2,5 triệu giao dịch/năm, chiếm gần 30% tổng giao dịch TTSP của BIDV. Đối với kênh TTĐP, VP Bank, VIB, Tien Phong Bank là những ngân hàng có số lượng giao dịch lớn nhất và duy trì khá ổn định qua các năm.

Trên thực tế, một số Ngân hàng có quan hệ TTSP/TTĐP với BIDV vẫn sử dụng IBPS để chuyển giao dịch tới BIDV, như Techcombank (bình quân 712 giao dịch/ngày), VIB (bình quân 358 giao dịch/ngày), Oceanbank (bình quân 35 giao dịch/ngày)…

Thanh tốn song phương

Quy trình thực hiện:

Nguồn: Cẩm nang các chương trình thanh tốn BIDV

- Chiều mũi tên đi:

+ Nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, căn cứ vào các thông tin trên phiếu yêu cầu, giao dịch viên lựa chọn kênh thanh tốn thích hợp để chuyển điện. Nếu ngân hàng Đơn vị hưởng có tham gia TTSP thì giao dịch viên sẽ lựa chọn kênh TTSP.

+ Điện được chuyển qua giao diện trung gian và chuyển vào chương trình TTSP tại hội sở chính.

+ Tại chương trình TTSP của hội sở chính BIDV sẽ thực hiện xử lý điện và chuyển sang trung tâm xử lý của đối tác.

- Chiều mũi tên đến:

+ Điện từ chương trình TTSP của đối tác chuyển sang chương trình TTSP của BIDV tại hội sở chính.

+ Tại đây, điện sẽ được xử lý và chuyển về giao diện xử lý điện của chi nhánh BIDV.

+ Tại giao diện xử lý điện của chi nhánh, căn cứ thơng tin trên điện, chi nhánh sẽ thực hiện ghi Có vào tài khoản khách hàng hoặc trả lại hoặc chuyển tiếp điện đến xử lý tại chi nhánh hay bộ phận khác

Sơ đồ 2.5: Mơ hình thanh tốn đa phương tại BIDV

Nguồn: Cẩm nang các chương trình thanh tốn BIDV

(1) Chương trình Thanh tốn đa phương cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trong và ngồi nước cho các ĐCTC thơng qua tài khoản Vostro mở tại BIDV.

(2) Ngân hàng thành viên (NHTV) sử dụng Internet để truy cập chương trình TTĐP gửi và nhận điện thanh tốn. NHTV trực tiếp phải duy trì tài khoản Vostro tại BIDV, NHTV gián tiếp sử dụng tài khoản Vostro của thành viên trực tiếp.

Một NHTV trực tiếp có thể có nhiều NHTV gián tiếp, nhưng một NHTV gián tiếp chỉ được trực thuộc một NHTV trực tiếp.

Điện đi của NHTV có thể từ các nguồn: - Tạo trực tiếp tại chương trình TTĐP.

- Nhận từ CoreBanking của NHTV thông qua Tool convert do BIDV cung cấp. (3) TTĐP mở các tài khoản Vostro tương ứng với từng NHTV trực tiếp tham gia và các tài khoản trung gian khác (Nostro, phí, lãi, phải trả VAT) theo từng loại tiền tệ phù hợp với các loại giao dịch để phục vụ cho việc đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTV.

Biểu đồ 2.6: Số lượng giao dịch, doanh số thanh toán qua TTSP/TTĐP từ 2014 đến 2016 Đơn vị tính: Món, tỷ đồng 2014 2015 2016 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 8.129.751 8.915.650 10.712.486 1.655.639 2.321.699 3.058.403 Số món Doanh số

Nguồn: Báo cáo tổng kết Trung tâm Thanh tốn 2014-2016

Nhìn biểu đồ có thể thấy xu hướng tăng trưởng rõ rệt ở cả số lượng giao dịch và doanh số thanh tốn qua kênh TTĐP. Nếu như năm 2014 có 1.655.639 giao dịch được thực hiện thì con số này đã tăng thêm hơn 40% (2.321.699 món) vào năm 2015. Năm 2016 tiếp tục ghi nhận sự tăng lên của số món giao dịch là 3.058.403. Tương tự như vậy, doanh số thanh toán qua kênh TTĐP cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định (từ 8.129.751 tỷ đồng năm 2014 lên đến 10.712.486 tỷ đồng năm 2016).

2.2.2.2. Hệ thống điện tử liên ngân hàng (IBPS - Interbankpayment system) payment system)

Mặc dù tốc độ thanh tốn qua IBPS nhanh nhưng chi phí phải trả cho NHNN cao nên đây là lựa chọn thứ hai trong trường hợp ngân hàng giữ tài khoản người hưởng không có quan hệ TTSP/TTĐP với BIDV.

Theo số liệu thống kê nội bộ từ 2013-2016, gần 90% giao dịch chuyển tiền đi qua IBPS của BIDV tập trung vào một số ngân hàng như: Vietcombank, ACB, Sacombank, MB, DongABank…, trong đó đứng đầu là Vietcombank, chiếm tỷ trọng trên 30% tổng giao dịch.

Năm 2016, BIDV đã thực hiện mở mới cổng Citad124 (đặt tại TSC và do Trung tâm Thanh toán quản lý vận hành), dịch chuyển cổng cổng Citad120 về quản lý tập trung tại TSC. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Thanh toán đã xử lý 100% điện đến và quản lý toàn bộ các kênh thanh toán điện tử trong nước.

Biểu đồ 2.7: Số lượng giao dịch, doanh số thanh toán qua IBPS tại BIDV từ 2014 đến 2016 Đơn vị tính: Món, tỷ đồng 2014 2015 2016 6.019.968 8.090.024 10.923.324 6.210.928 7.543.893 9.196.490 Số giao dịch Doanh số

Nguồn: Báo cáo tổng kết Trung tâm Thanh tốn 2014- 2016

Doanh số thanh tốn qua IBPS có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015 doanh số tăng 1.332.965 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 21,4% so với năm 2014. Đến năm 2016, doanh số đạt hơn 9 triệu tỷ đồng, tăng 618.007 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 25% so với năm 2015.

Số lượng giao dịch cũng tăng trưởng tốt, cụ thể: số lượng giao dịch năm 2015 tăng 2.070.056 món, tương ứng với mức tăng trưởng 34,38%. Tốc độ tăng trưởng của năm 2016 cũng là 35% khi mà số lượng giao dịch qua IBPS của toàn hệ thống lên tới con số 10.923.324 món.

2.2.2.3. Hệ thống thanh toán bù trừ

Thanh toán bù trừ (TTBT) là phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ Tổng số Phải thu, Phải trả để thanh tốn số chênh lệch (kết quả bù trừ). TTBT có thể áp dụng giữa các chi nhánh ngân hàng khác hệ thống với nhau (TTBT khác hệ thống), hoặc có thể áp dụng giữa các chi nhánh trong cùng một hệ thống (TTBT cùng hệ thống).

Hoạt động thanh toán bù trừ liên ngân hàng được triển khai dưới 2 hình thức là: TTBT giấy và TTBT điện tử. Những hệ thống này phần lớn được xây dựng từ trước khi hệ thống IBPS được triển khai và chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán giá trị thấp trên địa bàn tỉnh, thành phố thơng qua việc các chi nhánh tổ chức tín dụng đăng ký làm thành viên mở tài khoản thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố với tư cách ngân hàng quyết tốn, chủ trì quản lý và vận hành hệ thống. Cùng với việc mở rộng Hệ thống IBPS giai đoạn 2, tầm quan trọng cũng như giá trị và số lượng giao dịch được xử lý qua hệ thống TTBT đã giảm dần.

Theo phương thức TTBT giấy, tồn bộ các cơng việc phục vụ cho hoạt động TTBT phải thực hiện theo phương thức thủ công, thực hiện bù trừ theo phiên. Cùng với q trình ứng dựng cơng nghệ thơng tin vào hệ thống thanh toán của NHNN, TTBT điện tử đã dần thay thế cho TTBT giấy.

Biểu đồ 2.8: Doanh số thanh toán, số lượng giao dịch qua Hệ thống TTBT tại BIDV từ 2014 đến 2016 Đơn vị tính: tỷ đồng, món 2014 2015 2016 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000

Nguồn: Báo cáo tổng kết Trung tâm Thanh tốn 2014-2016

Nhìn vào biều đồ, ta thấy doanh số thanh toán qua hệ thống TTBT giảm dần theo các năm. Năm 2014, doanh số đạt 106.721 tỷ đồng, năm 2015 giảm 23.900 tỷ đồng xuống còn 82.821 tỷ đồng và đến năm 2016 con số này chỉ còn là 76.309 tỷ đồng.

Tương tự như trên, số món giao dịch qua hệ thống TTBT cũng giảm rõ rệt, từ 510,684 món của năm 2014 xuống cịn 436.467 món ở năm 2015. Năm 2016 ghi nhận mức tăng nhẹ ở số lượng giao dịch là 444.574 món.

Hiện tại, tồn hệ thống BIDV chỉ cịn 44 chi nhánh trực tiếp tham gia TTBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)