Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38)

1.3.2.1. Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố: mức độ tiền tệ hoá, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát…thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Sự phát triển và ổn định của các nhân tố này là điều kiện thuận lợi để phát huy các chức năng thanh toán của ngân hàng đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Khi nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn tăng trưởng, các biến số vĩ mô đều có dấu hiệu tốt, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt trong việc đẩy mạnh các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Vì khi đó sản xuất hàng hoá phát triển mạnh, nhu cầu trao đổi mở rộng, quá trình mua bán diễn ra thường xuyên hơn, chi tiêu thực tế của dân cư tăng nhanh đòi hỏi công tác thanh toán không dùng tiền mặt phải phát triển kịp thời, thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế.

1.3.2.2. Yếu tố chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tình hình chính trị - xã hội không ổn định (chiến tranh giữa

các Đảng phái, thế lực trong xã hội, công nhân thì bãi công đình công…) sẽ dẫn đến sự sụt giảm mọi hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng (hỏng máy móc, trang thiết bị, trao đổi thông tin bị sai lệch…). Môi trường chính trị - xã hội không ổn định làm mất lòng tin của dân chúng và ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

1.3.2.3. Yếu tố pháp lý

Hiện nay mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong đó có hoạt động thanh toán đều chịu sự chi phối của pháp luật. Do vậy, cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể thanh toán yên tâm và tham gia tích cực vào quá trình thanh toán vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ. Trong một nền kinh tế phát triển, mọi giao dịch thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư đều được thực hiện qua ngân hàng. Vì vậy, một sự thay về pháp luật sẽ làm cho hệ thống ngân hàng phải có thời gian để thích ứng và chi phí để thích ứng nhiều khi rất lớn, nếu không giải quyết tốt ngân hàng dễ mất uy tín với khách hàng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng và kém hiệu quả. Có thể thấy việc hoàn thiện bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về công tác thanh toán ngày càng phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường sẽ đảm bảo hơn về quyền lợi của khách hàng. Những quy định về thủ tục thanh toán được đơn giản hơn, dễ hiểu, dễ sử dụng, theo thông lệ quốc tế sẽ đẩy nhanh tốc độ thanh toán và thu hút được nhiều khách hàng tham gia.

1.3.2.4. Yếu tố văn hóa – xã hội

Sự phát triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng bắt nguồn từ các giao dịch thương mại mang tính văn hóa và xã hội, dựa trên những quy ước, tập quán, thói quen trong mua bán trao đổi hàng hóa. Những tư tưởng nền tảng văn hóa quyết định rất lớn đến sự tiếp nhận một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đối với một nền văn hóa mà thói quen sử dụng và cất trữ tiền tệ của dân cư là phổ biến, sự hiểu biết về hoạt động thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên đầy đủ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM Tên giao dịch

quốc tế

JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM

Tên viết tắt BIDV Mã giao dịch

SWIFT

BIDVVNVX

Địa chỉ trụ sở chính

Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại 84-4-22205544

Fax 84-4-22200399

Website www.bidv.com.vn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam lúc thành lập có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, là Ngân hàng Thương mại nhà nước được thành lập ngày 26/04/1957 theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 24 tháng 6 năm 1981, theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ngày 14 tháng 11 năm 1990, theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Để thực hiện chủ trương cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng được chuyển sang hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước với thời hạn hoạt động là 99 năm tính từ ngày 21/9/1996 theo Quyết định số 287/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 2124/QĐ-TTg phê duyệt Phương án cổ phần hóa BIDV.

- Ngày 2/12/2011, Văn phòng Chính phủ có công văn số 8609/VPCP-ĐMDN phê duyệt thời gian, địa điểm và thời hạn công bố thông tin đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng.

- Ngày 28/12/2011, BIDV đã tổ chức thành công việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

- Giai đoạn từ 27/04/2012 đến nay: Giai đoạn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Trong giai đoạn bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. BIDV tập trung giải quyết các yếu kém nội tại, triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động toàn hệ thống song hành với quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đạt tới sự ổn định, an toàn, hiệu quả. Trong giai đoạn này, nổi bật lên một số kết quả tiêu biểu:

- BIDV thực hiện cổ phần hóa thành công theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 1/2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc chính thức thành ngân hàng đại chúng.

- Đổi mới, hoàn thiện thể chế phù hợp với mô hình công ty cổ phần theo đúng quy định của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động của BIDV, đồng thời hướng tới thông lệ quốc tế. Tháng 5/2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình

công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng.

- Tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ đắc lực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. BIDV luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đi đầu thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát.

- Tập trung phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ: Hoạt động bán lẻ trong các giai đoạn trước đây cũng đã được BIDV chú trọng, tích cực nâng cao tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bán lẻ trên tổng nguồn thu của hệ thống, tuy nhiên đến giai đoạn này mới thực sự có sự biến đổi về chất khi định hướng hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2015 – 2017 và tầm nhìn đến năm 2020 được Hội đồng Quản trị thông qua, làm kim chỉ nam trong hoạt động bán lẻ của BIDV. Theo đó, BIDV xác định rõ mục tiêu vươn lên chiếm thị phần lớn thứ hai trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ giai đoạn 2016 – 2020.

- Tích cực mở rộng mạng lưới, mở rộng phạm vi hoạt động: Trong thời kỳ này, thực hiện chỉ đạo của NHNN tại Thông tư số 21/2013/TT-NHNN về việc sắp xếp lại mô hình sở giao dịch, quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch với lộ trình 2 năm 2013-2015, BIDV một mặt nghiêm chỉnh chấp hành tái cơ cấu mạng lưới, mặt khác tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động thông qua thành lập các điểm giao dịch mới trên cơ sở đáp ứng đầy đủ theo quy định của NHNN.

- Đến cuối năm 2014, BIDV có 127 CN, 584 PGD, 16 QTK/ĐGD đứng thứ ba trong hệ thống ngân hàng về số điểm mạng lưới truyền thống, ngoài ra cũng phát triển mạnh các kênh phân phối hiện đại như ATM, POS. Đến ngày 25/5/2015, thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV đã nhận sáp nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) và có một bước phát triển mạnh mẽ về mạng lưới hoạt động với 180 chi nhánh, 798 phòng giao dịch. Tính đến 31/12/2016, BIDV có 190 chi nhánh và 815 phòng giao dịch hoạt động tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

sâu rộng và toàn diện. Trong giai đoạn này, kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nền kinh tế trở nên gắn kết hơn nhằm hỗ trợ, đẩy mạnh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nỗ lực đẩy nhanh lộ trình hội nhập quốc tế như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (Vietnam - EU FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tiếp tục khẳng định là đơn vị tiên phong trong hoạt động kinh doanh đối ngoại, đến cuối năm 2016, BIDV đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 1.700 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục nhận được các nhà tài trợ đa phương, song phương (WB, ADB, OPEC, AFD, Đức, Pháp, Nhật Bản...) tin tưởng ủy thác quản lý trên 150 dự án ODA với tổng số vốn cam kết trên 4 tỉ USD. Khối hiện diện thương mại nước ngoài tiếp tục khẳng định vị thế, thương hiệu BIDV, đồng thời mở rộng hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại tại các thị trường tiềm năng như Liên bang Nga, châu Âu, Đông Bắc Á trong đó đạt được những bước tiến quan trọng trong việc thâm nhập thị trường Nhật Bản; Liên doanh bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife được thành lập trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Bảo hiểm nhân thọ Hoa Kỳ Metlife...

Đến cuối 2015, BIDV đã thành lập hiện diện thương mại tại 06 quốc gia – vũng lãnh thổ: Lào, Campuchia, Myanmar, Cộng hòa Séc, Cộng hoà Liên bang Nga và Đài Loan.

- Nâng tầm công tác nghiên cứu, tham mưu có kết quả đối với Chính Phủ/Ngân hàng Nhà nước khẳng định uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu cho BIDV. Trung tâm Nghiên cứu BIDV được thành lập năm 2012 để hỗ trợ thiết lập và thực thi các chính sách, các giải pháp điều hành hệ thống, đồng thời tích cực tham gia tư vấn chính sách kinh tế, tiền tệ với Chính phủ, các bộ, ngành… Thường niên,Trung tâm nghiên cứu thực hiện hàng trăm báo cáo định kỳ và chuyên đề với tinh thần nhanh chóng, kịp thời, đi sâu vào các định hướng về kinh tế, đối ngoại, chiến lược phát triển của địa phương, tập trung vào những vấn đề nóng của kinh tế trong nước và quốc tế để tham mưu cho các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các báo cáo chuyên sâu về kinh tế - xã hội địa phương với lượng thông tin đa dạng, phong

phú, đáng tin cậy, các đề xuất kiến nghị có kết quả và được đánh giá cao.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2016

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức tại Trụ sở chính

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2016

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh

Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2016

2.1.3. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2016

Về tổng tài sản và nguồn vốn - Tổng tài sản:

Giai đoạn 2013 – 2016 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tổng tài sản của BIDV với tốc độ tăng trưởng bình quân là gần 20%. Tính đến 31/12/2016 tổng tài sản của BIDV đạt 1.006.635 tỷ đồng, tăng tuyệt đối 150.000 tỷ đồng so với năm 2015. Trong cơ cấu tổng tài sản, cho vay khách hàng đạt 713.682 tỷ đồng (chiếm 70.9% tổng tài sản), tăng gần 113.000 tỷ đồng so với năm 2015, ngoài ra tiền gửi tại ngân hàng nhà nước đạt 35.824 tỷ đồng, tăng 14.000 tỷ đồng so với năm 2015.

Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2013-2016

Khối quản lý khách hàng

Khối Quản lý rủi ro

Khối quản lý nội bộ Khối tác nghiệp P.Quản lý rủi ro P.Quản trị tín dụng Các P.Giao dịch khách hàng P.Quản lý & dịch vụ kho quỹ P.Tài chính Kế toán P.Tổ chức hành chính P.Kế hoạch tổng hợp Tổ điện toán Khối trực thuộc Các PGD

Các Quỹ tiết kiệm

Ban Giám đốc Ban Giám đốc

Các Quỹ tiết kiệm Các PGD

Khối trực thuộc

Các phòng khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Tổng tài sản 548.386 650.340 850.669 1.006.635

Tốc độ tăng trưởng 13,12% 18,59% 30,80% 18,33%

Nguồn: Báo cáo tài chính 2013-2016 của BIDV

- Vốn chủ sở hữu:

+ Danh sách công ty do BIDV nắm giữ:

STT Tên công ty Số cổ phiếu Tỷ lệ (%)

1 Công ty CP chứng khoán Ngân hàng đầu tư và

phát triển Việt Nam (BSI) 79.503.019 88,13%

2 Tổng công ty CP Bảo hiểm ngân hàng đầu tư và

phát triển Việt Nam (BIC) 59.819.259 51,01%

3 Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu

khí PVC (PTL) 5.705.400 5,77%

4 Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật

(IJC) 2.912.775 1,06%

5 Công ty Cổ phần Tập đoàn Dầu khí An Pha (ASP)

1.103.360 2,95%

6 Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức

(TDH) 450.000 0,63%

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của BIDV

95,28% 4,72%

Ngân hàng nhà nước Việt Nam Cổ đông khác

Nguồn: Báo cáo thường niên 2016

Đến thời điểm 31/12/2016, vốn chủ sở hữu của BIDV là 44.217 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng nhà nước Việt Nam sở hữu 95,28% vốn, còn lại 4,72% là do các cổ đông khác nắm giữ (cổ đông nhỏ lẻ trong nước chiếm 3,02% và cổ đông nước ngoài nắm giữ 1,7% vốn).

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2013-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Vốn chủ sở hữu 32.039 33.271 40.949 44.217

Tốc độ tăng trưởng 21% 3,85% 23,08% 7,98%

Nguồn: Báo cáo tài chính 2013-2016 của BIDV

Trong lộ trình cơ cấu lại tài chính, BIDV xác định vấn đề cấp bách là tăng vốn tự có để gia tăng hệ số CAR phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong giai đoạn 2013 – 2016 tốc độ tăng trưởng bình quân vốn chủ sở hữu của BIDV là trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)