Hệ thống thanh toán song phương/thanh toán đa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 64)

2.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng TMCP

2.2.2.1. Hệ thống thanh toán song phương/thanh toán đa phương

Số lượng giao dịch qua kênh TTSP/TTĐP chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm. Đây là kênh thanh tốn có tốc độ nhanh, chi phí BIDV phải trả cho đối tác là ít nhất, tức thu rịng dịch vụ sẽ là lớn nhất khi chuyển qua kênh này.

Hiện tại có 32 khách hàng Định chế tài chính kết nối với BIDV qua TTSP/TTĐP; thu hút 124.000 tỷ VND và 8.051 triệu USD vốn tiền gửi thanh toán. Với việc thanh toán qua TTSP/TTĐP, hàng năm BIDV sẽ tiết kiệm được khoảng 2 tỷ VND tiền phí chuyển tiền phải trả cho NHNN hoặc ngân hàng chủ trì.

Ngân hàng TMCP Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank luôn là ngân hàng đứng đầu về số lượng giao dịch TTSP BIDV, trung bình 3,8 triệu giao dịch/năm, chiếm hơn 40% tổng giao dịch TTSP của BIDV. Tiếp theo là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với trên 2,5 triệu giao dịch/năm, chiếm gần 30% tổng giao dịch TTSP của BIDV. Đối với kênh TTĐP, VP Bank, VIB, Tien Phong Bank là những ngân hàng có số lượng giao dịch lớn nhất và duy trì khá ổn định qua các năm.

Trên thực tế, một số Ngân hàng có quan hệ TTSP/TTĐP với BIDV vẫn sử dụng IBPS để chuyển giao dịch tới BIDV, như Techcombank (bình quân 712 giao dịch/ngày), VIB (bình quân 358 giao dịch/ngày), Oceanbank (bình qn 35 giao dịch/ngày)…

Thanh tốn song phương

Quy trình thực hiện:

Nguồn: Cẩm nang các chương trình thanh tốn BIDV

- Chiều mũi tên đi:

+ Nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, căn cứ vào các thơng tin trên phiếu yêu cầu, giao dịch viên lựa chọn kênh thanh tốn thích hợp để chuyển điện. Nếu ngân hàng Đơn vị hưởng có tham gia TTSP thì giao dịch viên sẽ lựa chọn kênh TTSP.

+ Điện được chuyển qua giao diện trung gian và chuyển vào chương trình TTSP tại hội sở chính.

+ Tại chương trình TTSP của hội sở chính BIDV sẽ thực hiện xử lý điện và chuyển sang trung tâm xử lý của đối tác.

- Chiều mũi tên đến:

+ Điện từ chương trình TTSP của đối tác chuyển sang chương trình TTSP của BIDV tại hội sở chính.

+ Tại đây, điện sẽ được xử lý và chuyển về giao diện xử lý điện của chi nhánh BIDV.

+ Tại giao diện xử lý điện của chi nhánh, căn cứ thông tin trên điện, chi nhánh sẽ thực hiện ghi Có vào tài khoản khách hàng hoặc trả lại hoặc chuyển tiếp điện đến xử lý tại chi nhánh hay bộ phận khác

Sơ đồ 2.5: Mơ hình thanh tốn đa phương tại BIDV

Nguồn: Cẩm nang các chương trình thanh tốn BIDV

(1) Chương trình Thanh tốn đa phương cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử trong và ngồi nước cho các ĐCTC thơng qua tài khoản Vostro mở tại BIDV.

(2) Ngân hàng thành viên (NHTV) sử dụng Internet để truy cập chương trình TTĐP gửi và nhận điện thanh tốn. NHTV trực tiếp phải duy trì tài khoản Vostro tại BIDV, NHTV gián tiếp sử dụng tài khoản Vostro của thành viên trực tiếp.

Một NHTV trực tiếp có thể có nhiều NHTV gián tiếp, nhưng một NHTV gián tiếp chỉ được trực thuộc một NHTV trực tiếp.

Điện đi của NHTV có thể từ các nguồn: - Tạo trực tiếp tại chương trình TTĐP.

- Nhận từ CoreBanking của NHTV thơng qua Tool convert do BIDV cung cấp. (3) TTĐP mở các tài khoản Vostro tương ứng với từng NHTV trực tiếp tham gia và các tài khoản trung gian khác (Nostro, phí, lãi, phải trả VAT) theo từng loại tiền tệ phù hợp với các loại giao dịch để phục vụ cho việc đảm bảo khả năng thanh toán của các NHTV.

Biểu đồ 2.6: Số lượng giao dịch, doanh số thanh toán qua TTSP/TTĐP từ 2014 đến 2016 Đơn vị tính: Món, tỷ đồng 2014 2015 2016 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 8.129.751 8.915.650 10.712.486 1.655.639 2.321.699 3.058.403 Số món Doanh số

Nguồn: Báo cáo tổng kết Trung tâm Thanh tốn 2014-2016

Nhìn biểu đồ có thể thấy xu hướng tăng trưởng rõ rệt ở cả số lượng giao dịch và doanh số thanh toán qua kênh TTĐP. Nếu như năm 2014 có 1.655.639 giao dịch được thực hiện thì con số này đã tăng thêm hơn 40% (2.321.699 món) vào năm 2015. Năm 2016 tiếp tục ghi nhận sự tăng lên của số món giao dịch là 3.058.403. Tương tự như vậy, doanh số thanh toán qua kênh TTĐP cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định (từ 8.129.751 tỷ đồng năm 2014 lên đến 10.712.486 tỷ đồng năm 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)