Qui trình xây dựng grap lên lớp ôn tập tổng kết:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 122 - 124)

- Hay nêu thắc mắc Bắt chước Chủđộng vận dụng Tìm tò

b/ Qui trình xây dựng grap lên lớp ôn tập tổng kết:

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu: Phải hệ thống hoá phần kiến thức chốt, căn bản trọng tâm nhất mà học sinh đã được học trong chương, kiến thức mở rộng và nâng cao một cách sinh động trong mức độ cho phép.

Bước 2: Phải xây dựng hệ thống hoá bài tập từ thấp đến cao, có thể lấy trong sách giáo khoa, sách bài tập hay tự thiết kế để trả lời các câu hỏi. Mục đích và tác dụng của từng loại bài tập này như thế nào. Các cách giải các bài tập, cách giải nào tối ưu nhất nhằm thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hiện nay.

Xác định mục tiêu bài ôn tập sao cho phù hợp với trình độ học sinh và mục tiêu của bài ôn tập - tổng kết hệ thống hoá kiến thức.

Bước 3: Tổ chức các hoạt động trên lớp sao cho hài hoà mọi đối tượng để

tất cả học sinh được tham gia vào vấn đề nghiên cứu một cách sinh động, nhiệt tình và hứng thú chiếm lĩnh kiến thức nhưng phải phù hợp với mục tiêu của bài ôn tập - tổng kết.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1/ Vì sao nói ngày nay dạy cách học đã trở thành mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông?

2/ Cho biết mối quan hệ giữa HỌC - HỎI - HIỂU – HÀNH?

3/ Trình bày phương pháp tích cực theo các nọi dung sau: khái niệm, tính tích cực, tích cực học tập, các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp tích cực.

4/ Các yêu tố cơ bản của tình huống có vấn đề.

5/ Những cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học. Có ví dụ

minh hoạ.

6/ Nêu các bước của quá trình dạy học sinh giải quyết một vấn đề học tập lấy ví dụ

minh hoạ.

7/ Cấu trúc của một tiết học (hoặc một buổi làm việc) theo nhóm được tiến hành như thế nào?

8/ Các bước lập grap nội dung, grap giáo án và triển khai grap nội dung ở trên lớp. 9/ Anh (chị) hãy thiết kế một bài giảng về chất khi nghiên cứu tài liệu mới và bài ôn tập tổng kết chương bằng phương pháp grap nội dung, để tạo các hoạt động học tập theo nhóm nhỏ (bằng phiếu học tập) theo cấu trúc sau:

- Grap dưới dạng câu hỏi (phiếu học tập). - Hoàn chỉnh grap thiếu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

1/ Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh – Lí luận dạy học hoá học tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục, 1982.

2/ Nguyễn Ngọc Quang – lí luận dạy học hoá học tập I – Nhà xuất bản giáo dục – 1994.

3/ Nguyễn Xuân Trường, Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông, Nhà

xuất bản giáo dục, 2005.

4/ Lê Thi Kim Cúc – Lê Văn Dũng – Phương pháp dạy học hoá học và thí nghiệm – Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT chu kì 1997 – 2000, Huế - 1999.

5/ Phạm Văn Tư – Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Đại học, Cao Đằng, đào tạo giáo viên trung học – Hà Nội, 2003.

6/ Tham khảo thêm các phần có liên quan trong các tạp chí nghiên cứu giáo dục - tạp chí nghiệp vụ và các luận văn Thạc sĩ- luận án Tiến sĩ chuyên ngành phương pháp giảng dạy hoá học tại trường ĐHSP – ĐHQG Hà Nội.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)