Các biện pháp kiểm tra viết

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 78 - 83)

- Cách 3: Tương tự cách 1 hoặc 2, nhưng có kèm theo các câu hỏi hay bài tập có tính chất vận dụng kiến thức (tính chất thực nghiệm).

5/Các biện pháp kiểm tra viết

- Kiểm tra viết tự luận (kiểm tra viết không có lời giải soạn sẵn của giáo viên): là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng cộng cụ đo

lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong một khoảng thời gian đã định trước.

Ưu điểm:

+ Cho phép đánh giá được chiều sâu kiến thức của học sinh mà còn kiểm tra được kĩ năng giải bài tập (định tính cũng nhưđịnh lượng).

+ Có thể kiểm tra - đánh giá các mục tiêu liên quan đến thái độ, sự

hiểu biết, sở thích và tài diễn đạt tư tưởng.

+ Phương pháp giải quyết vấn đề, kĩ năng sắp xếp ý tưởng và phát huy tính độc lập tư duy sáng tạo.

+ Việc chuẩn bị câu hỏi dễ hơn, ít tốn công hơn so với câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Hạn chế:

+ Số lượng câu hỏi ít, nên không thể kiểm tra hết các nội dung trong chương trình, làm cho học sinh có chiều hướng học lệch, học tủ.

+ Tốn nhiều thời gian chấm, việc chấm điểm lại phụ thuộc vào tính chất chủ quan, trình độ người chấm.

- Kiểm tra trắc nghiệm khách quan (kiểm tra viết có lời giải soạn sẵn của giáo viên): là phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào người chấm.

Ưu điểm:

+ Lượng kiến thức được kiểm tra nhiều, nhờ vậy buộc HS khải học kĩ tất cả các nội dung kiến thức cần kiểm tra.

+ Buộc HS phải tự giác, chủ động, tích cực học tập, tránh được tình trạng học tủ, học lệch trong học sinh.

+ Thời gian làm bài từ 1 ÷ 3 phút một câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu.

+ Ít tốn công sức, thời gian chấm bài và hoàn toàn khách quan. + Điểm của bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan hầu như thật sự là

điểm do HS tự làm bài. Hạn chế:

+ Không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo, chủ động, khả năng tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp tư duy suy luận, giải thích, chứng minh của học sinh.

+ Chỉ cho biết “kết quả” suy nghĩ của HS mà không cho biết quá trình tư duy, thái độ của học sinh với nội dung được kiểm tra.

+ Khó đánh giá được khả năng: giải quyết vấn đề, tổ chức, sắp xếp, diễn đạt, suy luận, óc tư duy độc lập, sáng tạo và sự phát triển ngôn ngữ hoá học của học sinh.

+ Việc biên soạn câu hỏi hoàn hảo thực sự khó và tốn kém công sức và HS cũng mất nhiều thời gian đểđọc câu hỏi.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

1/ Phương pháp dạy học là gì?

2/ Dựa trên cơ sở nào người ta phân loại phương pháp dạy học? 3/ Phương pháp dạy học được chia thành mấy loại, nhóm, dạng? 4/ Tại sao nói phương pháp dạy học là một hệ toàn vẹn?

5/ Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hoá học?

6/ Tại sao nói thí nghiệm biểu diễn là phương tiện tối thiểu, quan trọng nhất trong giảng dạy hoá học?

7/ Các yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm và các biện phát để đạt các yêu cầu đó?

8/ Có bao nhiêu hình thức phối hợp lời giảng của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm? Nhận xét các hình thức đó?

9/ Cấu trúc của phương pháp nghiên cứu trong thí nghiệm học sinh khi nghiên cứu tài liệu mới. Nét bản chất của phương pháp nghiên cứu trong dạy học hoá học. Cho ví dụ minh họa?

10/ Đặc điểm, cấu trúc của phương pháp thuyết trình (các bước)? 11/ Vai trò lời nói và nghệ thuật lời nói? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12/ Đánh giá phương pháp thuyết trình? 13/ Các hình thức đàm thoại?

14/ Những yêu cầu sư phạm đối với phương pháp đàm thoại? 15/ Các phép vẽ hình cơ bản?

16/ Nội dung của phương pháp thực hành khi nghiên cứu bài mới?

17/ Khái niệm về hoàn thiện kiến thức, các nhóm, dạng hoàn thiện kiến thức. Nhóm, dạng nào được sử dụng nhiều trong hoàn thiện kiến thức? Vì sao?

18/ Kiểm tra có bao nhiêu chức năng? Nội dung của các chức năng đó? 19/ Bản chất và những yêu cầu của việc kiểm tra về mặt lí luận?

20/ Các nội dung kiểm tra?

CHƯƠNG 5:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 78 - 83)