Những hình thức cơ bản phối hợp lời nói của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 54 - 56)

- Phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng của bộ môn hoá học là thực nghiệm.

5/ Những hình thức cơ bản phối hợp lời nói của giáo viên với việc biểu diễn thí nghiệm

diễn thí nghiệm

a/ Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu: có 2 hình thức. - Hình thức 1 (biện pháp quan sát trực tiếp): giáo viên vừa biểu diễn thí nghiệm vừa dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát. Học sinh trên cơ sở quan sát trực tiếp nhận thức được tính chất của đối tượng nghiên cứu mà không cần suy lí.

Hình thức 1 áp dụng cho các đối tượng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết luận nhờ quan sát trực tiếp.

- Hình thức 2 (biện pháp qui nạp): Giáo viên vừa biểu diễn thí nghiệm vừa dùng lời nói hướng dẫn học sinh quan sát. Học sinh trên cơ sở quan sát, kết hợp với vốn hiểu biết sẵn có của học trước đó, giáo viên hướng dẫn họ làm sáng tỏ và trình bày ra được những mối liên hệ giữa các hiện tượng mà học không thể nhận thấy được trong quá trình tri giác trực tiếp.

Hình thức 2 áp dụng cho các đối tượng và quá trình phức tạp.

Ởđây lời nói của giáo viên không chỉ có chức năng hướng dẫn HS quan sát như hình thức 1 mà có tới 3 chức năng: hướng dẫn sự quan sát trực tiếp của trò để

giúp họ nắm vững những dấu hiệu chính và những giai đoạn chính của thí nghiệm. Gợi ý cho trò tái hiện kiến thức cũ có liên quan cần thiết để giải thích hiện tượng. Hướng dẫn trò tự giải thích hiện tượng (có sự giúp đỡ của giáo viên) và tự đi đến kết luận.

Biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu là một phương pháp tích cực, tính chất nhận thức của HS là chủ động và tự giành lấy kiến thức. Ởđây thí nghiệm là nguồn thông tin, lời nói của GV chỉ có chức năng hướng dẫn.

b/ Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ: có 2 hình thức.

- Hình thức 3 (biện pháp minh hoạ): Giáo viên dùng lời nói thông báo kết quả thí nghiệm, sau đó biểu diễn thí nghiệm để minh hoạ cho thông báo của mình.

Hình thức này áp dụng cho những sự kiên và quá trình đơn giản như trong hình thức 1. nhưng khác với hình thức 1, trong hình thức này lời nói của thầy là nguồn thông tin chính, còn thí nghiệm là nguồn thông tin minh hoạ.

- Hình thức 4 (biện pháp diễn dịch): Trước hết giáo viên mô tả diễn biến của thí nghiệm. Học sinh nghe thấy thầy mô tả nhưng chưa hiểu được vì sao lại có những diễn biến như vậy. Để học sinh hiểu được diễn biến của thí nghiệm mà thầy mô tả, giáo viên phải gợi ý để trò tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan tới hiện tượng thí nghiệm mà thầy mô tả, từ đó họ giải thích được các hiện tượng giáo viên mô tả. Cuối cùng giáo viên biểu diễn thí nghiệm để minh hoạ cho sự mô tả của mình.

Hình thức này áp dụng cho các sự kiện và quá trình phức tạp. Trật tự thí nghiệm và lời nói trong hình thức này là nghịch đảo của hình thức 2. Những tính chất nhận thức của học sinh trong hình thức này ở mức độ nào đó cũng mang tính thụ động. HS thu kiến thức trước tiên từ lời nói của GV, còn việc biểu diễn thí nghiệm chỉ nhằm khẳng định hoặc cụ thể hoá các thông báo bằng lời của GV. Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ tốn ít thời gian hơn so với phương pháp nghiên cứu.

Hình vẽ của giáo viên ở trên bảng, mô hình sơđồ, đồ thị, biểu mẫu, bản vẽ, hình mẫu gọi là phương tiện trực quan tạo hình. Trong các phương tiện trực quan tạo hình thì hình vẽ của giáo viên ở trên bảng có vai trò quan trọng hơn cả.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)