Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua giảng dạy hoá học ở trường phổ thông

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 42 - 44)

NỘI DUNG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC 1 NHỮNG NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN NỘI DUNG VÀ CẤ U TRÚC

4.3.Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua giảng dạy hoá học ở trường phổ thông

phổ thông

Trong giảng dạy hoá học ở trường phổ thông, cần chú ý các nội dung cơ

bản sau đây về giáo dục môi trường:

1/ Cung cấp cho học sinh những khái niệm cơ bản như môi trường, môi sinh, khí quyển, thuỷ quyển, ô nhiễm môi trường, chất gây ô nhiễm, hiệu ứng sinh học của quá trình gây ô nhiễm, tác hại của các chất và quá trình gây ô nhiễm.

2/ Các phương thức gây ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá chất và hoá học: Ô nhiễm qua không khí (các khí độc hoá học như CO, CO2, Cl2, … thường phát sinh quanh ta, các chất thải công nghiệp gây ô nhiễm, …), ô nhiễm qua nước (một số kim loại như chì, thuỷ ngân, kiềm, axit, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, …), ô nhiễm qua con đường ăn, uống, sinh hoạt (chất độc hoá học như

chất độc màu da cam, …).

3/ Các biện pháp chống ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường sống nói chung và môi trường sống của gia đình, của địa phương.

§5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA, SÁCH BÀI TẬP CHO HỌC SINH, SÁCH HƯỚNG DẪN CHO GIÁO VIÊN, CÁC BÀI TẬP CHO HỌC SINH, SÁCH HƯỚNG DẪN CHO GIÁO VIÊN, CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỖI LOẠI SÁCH. CÁCH SỬ DỤNG

Để có thể sử dụng đúng và tốt các loại sách và tài liệu tham khảo trên đây, người giáo viên hoá học cần hiểu rõ vai trò, chức năng của mỗi loại sách và tài liệu tham khảo.

Chương trình hoá học các lớp qui định rõ mục tiêu của việc học bộ môn, những nội dung cơ bản và các chuẩn kiến thức đối với mỗi lớp mà người giáo viên phải tìm mọi cách cho học sinh nắm vững.

Sách giáo khoa hoá học các lớp trình bày nội dung dạy và học các chủ đề

hoá học của mỗi lớp. Người giáo viên phải tổ chức, chỉ đạo việc học tập của học sinh để các em nắm vững được những nội dung cơ bản, quan trọng. Sách giáo khoa (sách hướng dẫn) sẽ giúp giáo viên xác định đúng các nội dung cơ bản, quan trọng bắt buộc đối với mọi học sinh và phương pháp dạy - học các nội dung tương

ứng.

Sách bài tập cho học sinh và các tài liệu tham khảo (như tủ sách để dạy tốt, học tốt bộ môn, …) sẽ giúp giáo viên có thêm tư liệu để bồi dưỡng học sinh khá, giỏi hoặc cung cấp những tư liệu về địa phương có liên quan đến bộ môn giúp cho việc bồi dưỡng năng lực ứng dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn đời sống và sản xuất.

Cần rèn luyện thói quen cho học sinh biết sử dụng phối hợp sách giáo khoa, sách bài tập và tài liệu tham khảo, và tăng dần yêu cầu đó theo các lớp từ thấp đến cao.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 42 - 44)