ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 102 - 103)

D. Thiết kế các hoạt động của tiết lên lớp

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC

§1. XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM VÀ Ở VIỆT NAM

- Chuyển từ mô hình dạy học truyền thống một chiều sang mô hình dạy học hợp tác hai chiều.

- Chuyển từ quan điểm PPDH “lấy GV làm trung tâm” sang quan điểm PPDH “lấy HS làm trung tâm”.

- Dạy cách học, bồi dưỡng năng lực tự học và tựđánh giá.

- Học để không chỉ nắm kiến thức mà cả phương pháp giành lấy kiến thức. - Học lấy việc áp dụng kiến thức và bồi dưỡng thái độ làm trung tâm. - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

- Sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

1.1. Dạy cách học

Thế kĩ XXI với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời. Vì thế, năng lực học tập của con người được nâng lên mạnh mẽ

nhờ trước hết người học biết “học cách học” và người dạy biết “dạy cách học”. Như vậy thầy giáo phải là THẦY DẠY VIỆC HỌC, là CHUYÊN GIA CỦA VIỆC HỌC (dạy cho HS cách học).

Ngày nay dạy cách học đã trở thành một trong những mục tiêu đào tạo chứ

không còn chỉ là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Khi dạy cách học cũng như cách tự học cần chú ý các điểm sau: - HỌC: Cốt lõi là tự học. - HỎI: học phải hỏi thì mới hiểu, hỏi để học. Hỏi, có thể là tự hỏi (tự hỏi và tự trả lời, tự đánh giá là để phát hiện ra những điều chưa biết) hoặc hỏi người khác (đó có thể là thầy, là bạn, là sách vở, tài liệu, là thực tế cuộc sống). Tóm lại HỎI để học nên cần HỎI và biết cách HỎI.

- HIỂU: đã học thì phải hiểu. Không hiểu thì phải coi là chưa học. Nếu hiểu sai thì phải sửa cách hiểu, nếu đã hiểu đúng thì phải hiểu sâu hơn, hiểu rộng hơn. Quá trình hiểu phát triển từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, từ hẹp đến rộng và cần phân biệt hiểu và biết trong quá trình học tập.

- HÀNH: đã hiểu thì phải hành. Hành là mục đích của học. Học mà không hành, thì học vẫn là “để đấy”, không đạt được mục đích cuối cùng của học. Khi hành sẽ hiểu thêm, sẽ học thêm đựơc nhiều . Vì vậy, người ta thường nói “học hành” nghĩa là học đi đôi với hành, học để hành và hành để học. Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa HỌC - HỎI - HIỂU – HÀNH trong việc học bằng sơđồ sau: HỌC trước hết phải HIỂU, trên cơ sở đó mà HÀNH. Lấy HIỂU làm điểm TỰA và HÀNH làm điểm PHÁT TRIỂN.

Trong việc dạy cách học cần giúp người học biết dựa vào cơ sở HỌC - HỎI - HIỂU - HÀNH mà phát triển lên trình độ tư duy cao hơn, đó là biết PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP - ĐÁNH GIÁ nhằm thực hiện tư duy độc lập, phê phán, sáng tạo, biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

1.2. Phương pháp tích cực

Phương pháp tích cực là cách ngắn gọn để chỉ các PPDH theo hướng phát triển tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 102 - 103)