Cấu trúc qui trình các bước công nghệ của bài học

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 90 - 92)

- Cách 3: Tương tự cách 1 hoặc 2, nhưng có kèm theo các câu hỏi hay bài tập có tính chất vận dụng kiến thức (tính chất thực nghiệm).

2/Cấu trúc qui trình các bước công nghệ của bài học

Qui trình các bước công nghệ của bài học thực chất là thứ tự các công việc cụ thể của bài lên lớp.

Thông thường và đầy đủ có 5 bước:

Bước 1: Ổn định lớp: điểm diện, thăm hỏi sơ qua tình hình lớp về sự chuẩn bị cho bài học.

Bước 2: Kiểm tra bài cũ.

Bước 3: Giảng bài mới.

Bước 4: Củng cố. Cũng có thể củng cố từng phần nội dung thì cuối bài sẽ

không có bước này.

Bước 5: Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập.

Trong thực tế giảng dạy có khi không có bước 2, mà nội dung của bước này

được thực hiện xen kẽ vào bước 3.

1.2.5. Hệ thống mục tiêu của bài học

1/ Xác định mục tiêu của bài học vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của việc thiết kế bài giảng của bài lên lớp. Việc xác định mục tiêu của bài học phải dựa vào đề tài và nhiệm vụ của bài học (tên bài học, loại bài học và nội dung của bài). Khi xây dựng nội dung trí dục của bài học, người giáo viên cụ thể hoá những mục tiêu lớn nói trên.

2/ Bài học được chia thành nhiều đoạn, nhiều phần (mục). Mỗi đoạn, mỗi mục có mục tiêu riêng. Mục tiêu của cả bài là tổ hợp các mục tiêu cụ thể.

1.2.6. Cấu trúc nội dung của bài học

Với bài học nghiên cứu tài liệu mới, nội dung bài học bao gồm hai bộ phận chính: đó là nội dung chủ đạo và nội dung hỗ trợ.

Nội dung chủ đạo: đó là những nội dung kiến thức hoá học mới chưa có trong các bài học trước và là cơ sở để tiếp thu các kiến thức khác sau đó của chương trình.

Nội dung hỗ trợ: đó là những kiến thức, kĩ năng, phương tiện hỗ trợ cho việc nắm kiến thức chủđạo.

Ví dụ: Để học sinh hiểu được cấu tạo của anken, cần có kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết cộng hoá trị hỗ trợ.

Các bài học khác nhau có sự phân chia thành số đoạn (mục) khác nhau (cấu trúc nội dung khác nhau). Mỗi bài học được chia thành bao nhieu đoạn lớn, mỗi

đoạn lớn chia ra bao nhiêu mục nhỏ, mỗi mục nhỏ đưa ra những thông tin cụ thể

gì, công việc đó người ta gọi là xử lí nội dung trí dục của bài học. Kết quả bài học phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng giáo viên xử lí nội dung trí dục của bài.

Thông thường giáo viện căn cứ vào: sách giáo khoa các loại, sách giáo viên, sách tham khảo mà biên soạn giáo án. Công việc xử lí nội dung bài học trải qua 5 bước sau đây:

1/ Xác định hệ thống kiến thức. Để làm tốt công việc này, giáo viên cần: - Đọc kĩ các tài liệu để: phát hiện, chọn lọc, sắp xếp kiến thức.

- Góp kiến thức lại thành loại.

2/ Mã hoá nội dung kiến thức: dùng kí hiệu, qui ước, viết tắt, sơ đồ, … để

thể hiện nội dung cho gọn, đủ.

Ví dụ: Phản ứng hoá học ta mã hoá là pư, công thức tổng quát: CTTQ, … 3/ Dự kiến sắp xếp kiến thức một cách hợp lí sao cho phản ánh đúng logic khoa học của nội dung từ khái niệm xuất phát đến kết luận cuối cùng, làm nổi bật

được ý chủ chốt của bài (đảm bảo đồng thời tính khoa học, sư phạm, thẩm mĩ). 4/ Bổ sung kiến thức hỗ trợ: kiến thức hỗ trợ như là hồ dính liên kết các

5/ Thiết kế các phương án thực hiện nội dung (phương pháp). Mỗi một

đoạn nội dung sẽ có phương án thực hiện khác nhau khi lên lớp. Mỗi đoạn có thể

có nhiều phương án, khi thực hiện thì ta chỉ thể hiện phương án nào tối ưu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

§2. LẬP KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Một giáo viên thực thụ trong quá trình dạy học cần phải lập ba loại kế

hoạch, đó là kế hoạch dạy học cả năm học, kế hoạch dạy học từng chương, kế

hoạch dạy học từng bài lên lớp.

2.1. Lập kế hoạch dạy học cả năm học 1/ Khái niệm 1/ Khái niệm

Kế hoạch dạy học cả năm học là bản phân phối thời gian đại cương cho việc dạy học của bộ môn trong cả năm học ở mỗi lớp. Đây là bản kế hoạch khái quát qui định những hình thức tổ chức dạy học trong cả năm học (dạy học bài mới, luyện tập, thực hành, kiểm tra hoặc thi và tham quan, ngoại khoá, …).

2/ Nội dung

Để lập kế hoạch dạy học cả năm học cần căn cứ vào chương trình môn hoá học và các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bản kế hoạch dạy học cả năm học được lập từđầu năm học và có thể được

điều chỉnh trong quá trình năm học.

2.2. Lập kế hoạch dạy học một chương

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 90 - 92)