Các hình thức đàm thoạ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 60 - 61)

- Phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng của bộ môn hoá học là thực nghiệm.

2/ Các hình thức đàm thoạ

Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt 3 phương pháp vấn đáp.

a/ Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt ra những câu hỏi chỉđòi hỏi trò nhớ lại và trả lời trực tiếp, không cần đến suy luận mà chỉ cần đến trí nhớđơn giản.

Lí luận dạy học không coi vấn đáp tái hiện như một phương pháp có giá trị

sư phạm.

b/ Vấn đáp giải thích – minh hoạ: giáo viên đặt ra những câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời có kèm theo nội dung minh hoạ cho lời giải thích của mình.

Như vậy ngoài sự nhớ lại như trong Vấn đáp tái hiện thì vấn đáp giải thích - minh hoạ yêu cầu học sinh cao hơn là phải biết suy luận để tìm nội dung đưa ra minh hoạ. Nội dung giải thích được cấu thành một hệ logic, như vậy sẽ dễ nhớ, dễ

hiểu cho người học. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.

c/ Vấn đáp tìm tòi – phát hiện (đàm thoại ơrixtic): giáo viên tổ chức trao

đổi, kể cả tranh luận giữa cả thầy với cả lớp, giữa trò với trò, thông qua đó mà đạt

được mục tiêu của dạy học.

Câu hỏi của thầy mang tính chất nêu vấn đề buộc trò luôn luôn ở trạng thái có vấn đề (thắc mắc), căng thẳng trí tuệ và tự lực tìm lời giải đáp.

Hệ thống câu hỏi và lời đáp mang tính chất nêu vấn đề tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài học.

Hệ thống câu hỏi của thầy giữ vai trò chỉ đạo có tính chất quyết định đối với chất lượng lĩnh hội của lớp. Như vậy hệ thống câu hỏi của thầy vừa là kim chỉ

nam, vừa là bánh lái hướng tư duy của học sinh theo một logic hợp lí, nó kích thích cả tính tích cực tìm tòi, trí tò mò khoa học của học sinh và cả sự ham muốn giải đáp của họ nữa.

Đặc điểm quan trọng của vấn đáp ơrixtic là: GV giống như người tổ chức sự tìm tòi còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Thầy như nhà

đạo diễn, còn trò như những diễn viên. Vì thế khi kết thúc cuộc đàm thoại, trò có vẻ như tự lực tìm ra chân lí và chính khía cạnh này đã tạo ra cho trò niềm vui sướng của nhận thức, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.

Đến cuối quá trình vấn đáp, giáo viên cần khéo léo kết luận vấn đề dựa vào ngôn ngữ, nhận xét của chính học sinh cho thật chặt chẽ, súc tích và hợp lí. Làm như vậy trò sẽ hứng thú, tự tin vì thấy kết luận của thầy có phần đóng góp quan trọng của chính mình.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)