Cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 110 - 112)

- Hay nêu thắc mắc Bắt chước Chủđộng vận dụng Tìm tò

3/ Cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học

Sự nghiên cứu lí luận và thực tiễn cho thấy có nhiều loại tình huống có vấn

đề và nhiều cách tạo ra (làm xuất hiện) các tình huống có vấn đề trong dạy học.

Nguyên tắc chung: Dựa vào sự không phù hợp giữa kiến thức đã có của HS với yêu cầu đặt ra cho họ khi giải quyết những nhiệm vụ mới.

Theo nguyên tắc chung này, có thể nêu ra 4 cách tạo tình huống có vấn đề

cơ bản trong dạy học Hoá học.

a/ Cách thứ nhất: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi kiến thức học sinh đã có không phù hợp (không đáp ứng được) với đòi hỏi của nhiệm vụ học tập hoặc thực nghiệm.

Ở đây sẽ xuất hiện tình huống không phù hợp (cũng là tình huống khủng hoảng, bế tắc, nghịch lí) hoặc tình huống bất ngờ (cũng là tình huống ngạc nhiên).

Có thể algôgic hoá quá trình tạo tình huống có vấn đề theo cách này thành 3 bước như sau:

Bước1: Tái hiện kiến thức cũ có liên quan bằng cách cho HS nêu lại một kết luận, một qui tắc, … đã học.

Bước 2: Đưa ra hiện tượng (có thể làm thí nghiệm hoặc nêu ra một hiện tượng, một kinh nghiệm cũ) mâu thuẩn hoặc trái hẳn với kết luận vừa được nhắc lại, điều đó sẽ gây ra sự ngạc nhiên.

Bước 3: Phát biểu vấn đề đi tìm nguyên nhân của mâu thuẩn hoặc giải thích hiện tượng lạđó.

Ví dụ: Cu, là kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, không phản ứng với H2SO4 loãng nhưng lại có phản ứng với axit H2SO4đặc, nóng.

b/ Cách thứ hai: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi học sinh lựa chọn trong những con đường có thể có một con đường duy nhất bảo đảm việc giải quyết được nhiệm vụđặt ra.

Khi đó xuất hiện tình huống lựa chọn hoặc tình huống bác bỏ (phản bác).

Cũng có thể algôgic hoá quá trình tạo tình huống có vấn đề theo cách này thành 3 bước như trên.

Ví dụ: Ancol etilic có công thức phân tử là C2H6O và ứng với C2H6O lại có 2 công thức cấu tạo là CH3CH2OH và CH3OCH3, phải chọn một trong 2 công thức

đó để phù hợp với tính chất hoá học của ancol là tác dụng với kim loại kiềm giải phóng hiđro.

c/ Cách thứ ba: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi học sinh phải tìm con đường ứng dụng kiến thức trong học tập, trong thực tiễn.

Cũng algôgic hoá quá trình tạo tình huống có vấn đề theo cách này thành 3 bước tương tự trên.

Ví dụ: Vận dụng kiến thức về tính chất lưỡng tính của Al(OH)3. Muốn điều chế Al(OH)3 cần cho dung dịch muối nhôm tác dụng với dung dịch NH3 là dung dịch bazơ yếu chứ không dùng dung dịch bazơ mạnh như NaOH hay KOH.

d/ Cách thứ tư: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi yêu cầu học sinh phải tìm kiếm nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, tìm lời giải đáp cho câu hỏi “tại sao?”.

Khi đó xuất hiện tình huống nhân quả hoặc tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao?

Đây là tình huống có thể nêu ra ở bất cứ chỗ nào trong chương trình phổ

thông.

Ví dụ: Nguyên nhân nào làm cho lưu huỳnh trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ

thường, nhưng khi đun nóng tỏ ra khá hoạt động?

Nguyên nhân nào làm cho nguyên tử của các nguyên tố halogen dễ

Ở điều kiên thường tại sao nitơ là chất khí còn photpho lại là chất rắn? Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho nhưng lại hoạt động hoá học kém hơn phot pho?

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)