- Phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng của bộ môn hoá học là thực nghiệm.
3/ Các bước thuyết trình (cấu trúc logic của phương pháp thuyết trình)
Đối với một vấn đề trọn vẹn sự thuyết trình nêu vấn đề cần trải qua 5 bước, mỗi bước có một số nhiệm vụ nhất định.
Bước 1: Đặt vấn đề: Các vấn đề được thông báo dưới dạng chung nhất, với một phạm vi rộng, nhằm gây sự chú ý ban đầu cho học sinh, tạo ra tư thế làm việc. Thực chất ởđây là giáo viên nêu ra mục tiêu lớn của bài học.
Bước 2: Phát biểu vấn đề: Giáo viên nêu ra những câu hỏi cụ thể hơn, để
tạo ra nhu cầu nhận thức, gây hứng thú và động cơ học tập trong học sinh, đồng thời vạch ra nội dung (dàn ý) cần nghiên cứu và cần làm rõ trong quá trình nghiên cứu.
Ví dụ: Phản ứng oxi hoá - khử: Chất khử (sự oxi hoá), chất oxi hoá (sự
khử).
Bước 3: Giải quyết vấn đề (chính là nội dung của bài học): Trình bày theo 2 con đường logic phổ biến sau;
Qui nạp – khái quát hoá: đây là con đường nhận thức “từ dưới lên”, từ cái
đơn giảng cụ thể đến cái chung, khái quát, nguyên lí hay qui luật. Kết luận được rút ra trong bài thuyết trình.
Diễn dịch: đây là con đường nhận thức “từ trên xuống”, từ cái chung, khái quát, nguyên lí hay qui luật đến cái đơn nhất, cụ thể, riêng lẻ.
Nếu giải quyết vấn đề theo logic qui nạp thì kết luận là điểm kết thúc, còn theo logic diễn dịch thì kết luận lại được đưa ra ngay từ đầu của giai đoạn ba và
Bước 4: Kết luận: kết luận từng phần và kết luận chung. Giai đoạn kết thúc của sự nghiên cứu, kết luận đưa ra ở dạng cô đọng, chính xác, đầy đủ nhưng khái quát nhất bản chất của vấn đềđưa ra nghiên cứu.
Bước 5: Vận dụng kết quả nghiên cứu (củng cố).