NHỮNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 83 - 85)

- Cách 3: Tương tự cách 1 hoặc 2, nhưng có kèm theo các câu hỏi hay bài tập có tính chất vận dụng kiến thức (tính chất thực nghiệm).

NHỮNG HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC

TRUNG HỌC

§1. BÀI LÊN LỚP VỀ HOÁ HỌC 1.1. Những hình thức tổ chức dạy học 1.1. Những hình thức tổ chức dạy học

1.1.1. Hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học

Ở trường trung học phổ thông, hệ thống các hình thức tổ chức dạy học thuộc hệ, lớp - bài. Ngoài hệ lớp - bài còn có hệ dạy học cá nhân và hệ diễn giảng - xêmina.

Hệ lớp - bài đòi hỏi, tập hợp học sinh thành lớp, có số lượng giới hạn, cùng

độ tuổi và cuối cùng trình độ học lực. Nội dung trí dục được chia thành bài học tạo nên hệ thống chương trình. Các bài học được tiến hành theo thời gian biểu hàng tuần.

1.1.2. Những hình thức tổ chức dạy học cơ bản của hệ lớp - bài

Hệ lớp - bài bao gồm nhiều hình thức dạy học cụ thể, nhưng có thể phân chúng thành ba dạng cơ bản sau:

1/ Dạy học trên lớp.

2/ Dạy học lao động kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp. 3/ Hoạt động ngoài lớp, ngoài trường.

Ba dạng trên gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống toàn vẹn các hình thức tổ chức dạy học ở trường trung học. Chúng thâm nhập vào nhau, bổ

sung cho nhau để thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện của nhà trường trung học. Dạng dạy học trên lớp bao gồm: bài học, tự học và các hình thức khác, nhưng bài học là hình thức chính yếu.

Các hình thức tổ chức dạy học hệ lớp - bài

1.2. Bài lên lớp về hoá học (bài học)

Trong các hình thức tổ chức dạy học thì bài lên lớp là hình thức tổ chức dạy học quan trọng nhất.

1.2.1. Nội dung khái niệm

- Tên gọi của bài lên lớp: bài học, tiết học, giờ học, giờ lên lớp. - Có nhiều cách định nghĩa bài lên lớp. Có 2 định nghĩa cần lưu ý:

Định nghĩa 1: Bài lên lớp là hình thức tổ chức dạy học cơ bản, chính yếu ở

trường phổ thông. Nó là một quá trình dạy học sơ đẳng trọn vẹn. Bài lên lớp có thời lượng xác định, sĩ số giới hạn, tập hợp thành lớp những học sinh cùng độ tuổi, cùng trình độ học lực. Ở đây dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, học sinh trực tiếp lĩnh hội một đoạn trọn vẹn của nội dung trí dục của môn học.

Định nghĩa 2: Bài lên lớp là hình thức tổ chức mà trong đó giáo viên trong một khoảng thời gian xác định hướng dẫn hoạt động nhân thức cho một tập thể

học sinh cố định, cùng độ tuổi (một lớp) có chú ý đến đặc điểm từng học sinh trong lớp, sử dụng các phương tiện và phương pháp dạy học để tạo ra các điều kiện thuạn lợi cho tất cả học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng, giáo dục đạo đức và phát huy khả năng nhận thức của họ. DẠY HỌC TRÊN LỚP BÀI HỌC TỰ HỌC CÁC HÌNH THỨC KHÁC DẠY HỌC LAO ĐỘNG KĨ THUẬT TỔNG HỢP HƯỚNG NGHIỆP HOẠT ĐỘNG NGOÀI LỚP NGOÀI TRƯỜNG

Ví dụ: Bài axit nitric được thực hiện lên lớp với thời lượng 2 tiết. Bài axit photphoric chỉ thực hiện trong 1 tiết.

- Là hình thức tổ chức dạy học thường xuyên, bắt buộc học sinh phải tới lớp học tập chuyên cần.

1.2.2. Bài lên lớp là một hệ toàn vẹn

Theo lí luận dạy học hiện đại, bài lên lớp của bất kì môn học nào hay loại nào cũng đều gồm có 4 thành tố cơ bản là:

- Mục tiêu của bài lên lớp (M).

- Nội dung dạy học của bài lên lớp (N). - Phương pháp dạy học của bài lên lớp (P). - Kết quả tích hợp của bài lên lớp (K).

Các thành tố của bài lên lớp gắn bó chặt chẽ với nhau, qui định lẫn nhau làm cho bài học là một hệ toàn vẹn.

Sau đây là cấu trúc của mỗi thành tố và mối quan hệ qua lại giữa chúng:

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)