Việc dạy học (hay QTDH) hoá học ở trường phổ thông gồm 3 công đoạn: - Dạy học kiến thức mới (nghiên cứu tài liệu mới).
- Hoàn thiện kiến thức, kĩ năng (ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức). - Đánh giá kết quả dạy học (kiểm tra – đánh giá).
Trong vài chục năm gần đây đã có nhiều tác giả công bố cách phân loại phương pháp dạy học. Dưới đây là một cách phân loại tiêu biểu:
a/ Theo mục đích lí luận dạy học: Dựa vào chức năng hay mục đích trong quá trình dạy học hoá học, ta sử dụng trong các bài dạy, chia ra các kiểu (loại) phương pháp dạy học đặc trưng:
- Các phương pháp dạy học khi nghiên cứu tài liệu mới.
- Các phương pháp dạy học khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức kĩ
năng kĩ xảo.
- Các phương pháp dạy học khi kiểm tra, đánh giá và uốn nắn kiến thức kĩ
nắng kĩ xảo.
b/ Theo mức độ tính chất hoạt động nhận thức của học sinh: Chia thành các
dạng kiến thức:
- Thông báo – tái hiện. - Giải thích – minh hoạ. - Tìm tòi từng phần. - Nghiên cứu – phát hiện.
Cách phân chia này có ưu điểm là dựa vào mặt bên trong của PPDH.
c/ Theo nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh (nguồn thông tin): Là
phương tiện hoạt động của giáo viên: Chia thành các nhóm phương pháp: - Nhóm PP dùng lời.
- Nhóm PP trực quan. - Nhóm PP thực hành.
Cách phân chia này chỉ dựa vào dấu hiệu bên ngoài của PPDH.
Theo cơ sở này người ta chia:
- Các phương pháp chung: cho các môn học (đàm thoại, thuyết trình, …). - Các phương pháp riêng biệt: phương pháp đặc thù cho từng môn học, xuất phát cho từng môn học (Thí nghiệm, giảng giải, dự đoán lí thuyết, giải bài tập hoá học, …).
- Các phương thức kết hợp các phương pháp với nhau (dùng lời với thí nghiệm, toán học với phương pháp đặc thù, …).
Trong lí luận dạy học cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang chia thành 2 dạng: + Các phương pháp dạy học cơ bản: đây là những phương pháp sơđẳng, ổn
định được dùng phổ biến và rộng rãi trong tất cả các môn học (thuyết trình, đàm thoại, phương pháp nghiên cứu, bài toán, …).
+ Tổ hợp phương pháp dạy học phức hợp: là sự phối hợp biện chứng một số phương pháp và phương tiện dạy học trong đó có một yếu tố giữ vai trò trung tâm, liên kết các yếu tố khác thành một thể thống nhất, nâng cao chất lượng lĩnh hội của học sinh. Đây là hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Do đó khi nhận xét và phân loại các phương pháp dạy học điều quan trọng phải chú ý phân biệt:
+ Mục đích lí luận dạy học là các khâu của quá trình dạy học.
+ Các nguồn kiến thức mà học sinh khai thác được hoặc các phương tiện mà giáo viên sử dụng.
+ Tính chất hoạt động trí lực của học sinh đặc điểm về mặt logic và tâm lí.
1.3. Hệ thống các phương pháp dạy học
Theo cách phân loại đã nêu trên, hệ thống các phương pháp dạy học hoá học được trình bày ở bảng 3, 4, 5 (trang 109, 110, 111 giáo trình PPDH).
Thí nghiệm thực hành:
Các phương pháp khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ
xảo tuy có cùng tên với phươpng pháp được dùng trong khi nghiên cứu tài liệu mới, nhưng không giống nhau, vì hoạt động của giáo viên và học sinh cũng như sự
kết hợp của các hoạt động đó là khác nhau. Điều đó thể hiện rõ ở nội dung của cột thứ 3 trong bảng 4 và 5.
Chẳng hạn, Thí nghiệm thực hành (là thí nghiệm do học sinh tự làm khi củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo) khác với thí nghiệm của học sinh khi học bài mới.
Thuyết trình (diễn giảng):
Khi ôn tập nhằm tổng kết, khái quát hoá và hệ thống hoá kiến thức khác với thuyết trình thông báo – tái hiện.
Việc kiểm tra kiến thức tuy có lúc được tiến hành ngay khi nghiên cứu tài liệu mới cũng như khi củng cố, ôn tập hoàn thiện kiến thức, nhưng nó được tách riêng ra như bảng 5, vì khi đó nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra - đánh giá kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo của học sinh.
1.3. Những yêu cầu chung đối với các phương pháp dạy học hoá học 1/ Tiêu chuẩn chung: 1/ Tiêu chuẩn chung:
Tiêu chuẩn cao nhất đánh giá hiệu quả sư phạm của một phương pháp dạy học là:
- Đáp ứng được mục tiêu của nhà trường.
- Đảm bảo tốt nhiệm vụ của việc dạy học hoá học.