- Cách 3: Tương tự cách 1 hoặc 2, nhưng có kèm theo các câu hỏi hay bài tập có tính chất vận dụng kiến thức (tính chất thực nghiệm).
5/ Sử dụng kiểm tra miệng để hoàn thiện kiến thức cho học sinh
Kiểm tra miệng ngoài việc đánh giá kiểm tra kiến thức, còn có nhiệm vụ
hoàn thiện kiến thức cho cả lớp. Vì vậy khi kiểm tra miệng một học sinh nào đó những học sinh khác cũng phải làm việc. Tuỳ thuộc vào hình thức kiểm tra miệng, GV cần phải làm sao tập trung được sự chú ý của HS cả lớp vào việc trả lời của bạn, qua đó mà củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã học. Vì thế ngoài việc đặt vấn đề để kích thích, tập trung sự chú ý của HS cả lớp, GV phải khéo léo tạo tình huống tự nhiên nhưng ẩn dấu sự bắt buộc học sinh chú ý, dần dần tạo cho HS có thói quen chú ý dẫn đến hăng hái, say mê ham muốn học tập vận dụng kiến thức:
- Nhắc nhở để rồi sau đó bắt buộc HS nhận xét câu trả lời hay việc giải bài tập của bạn được kiểm tra.
- Khi một câu hỏi hay bài tập được giải quyết tương đối hoàn chỉnh thì không nên yêu cầu HS khác giải lại hay trả lời lại mà chỉ yêu cầu HS bổ sung để
rồi đánh giá cho điểm, HS bổ sung trong trường hợp đó không cho điểm.
- Một số câu hỏi hay bài tập mà đã có nhiều HS trả lời mà không đầy đủ được, GV phải đặt câu hỏi bổ sung thích hợp để nhanh chóng có được sự trả lời
đầy đủ. Cuối cùng GV bổ sung hoàn chỉnh nội dung trả lời.
- Khi nêu câu hỏi không nên biểu hiện thái độ hỏi riêng cho một HS nào đó
để tránh HS hiểu sai GV, đồng thời gây được sự chú ý của cả lớp vào nội dung câu hỏi và câu trả lời của bạn.
- Phải biết sử dụng các phương tiện trực quan khi kiểm tra một cách hợp lí. Nếu khi truyền thụ kiến thức sử dụng phương pháp nghiên cứu thì khi kiểm tra nên sử dụng phương pháp minh hoạ hay ngược lại.. Khi truyền thụ kiến thức sử
dụng chất cụ thể này thì khi kiểm tra sử dụng chất cụ thể khác cùng loại.
4.4.2. Kiểm tra viết