- Phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng của bộ môn hoá học là thực nghiệm.
3/ Đánh giác ủa phương pháp
- Có giá trị trí dục rất lớn trong việc tạo động cơ, hứng thú của học sinh trong học tập, giáo dục học sinh tư duy tự lực, sáng tạo và có khả năng tìm tòi sáng chế.
- Học sinh nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc, phong phú cả lí thuyết và thực tiễn.
- Được áp dụng trọn vẹn cho hầu hết các môn học trong nhà trường dưới mọi hình thức bài tập nghiên cứư, bài tập vận dụng, trong thực hành hay tư duy lí thuyết.
Trong phương pháp minh hoạ: trước tiên giáo viên trình bày những kiến thức mới, những cách giải quyết đã chuẩn bị sẵn, sau đó mới tiến hành thí nghiệm
để minh hoạ và xác nhận những điều vừa được trình bày.
Ví dụ Khi nghiên cứu phản ứng hoá học giữa lưu huỳnh với sắt ở lớp 8.
§3. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KHI HOÀN THIỆN KIẾN THỨC, KĨ
NĂNG KĨ XẢO 3.1. Khái niệm 3.1. Khái niệm
Hoàn thiện kiến thức là cũng cố những kiến thức đã học, làm chính xác thêm những kiến thức đã có, quan trọng hơn cả là dạy học sinh vận dụng các kiến thức.
Cần lưu ý rằng củng cố kiến thức đã học không có nghĩa là dạy lại kiến thức cũ mà phải bằng cách nào đó để học sinh nhớ lại kiến thức đã học. Chẳng hạn, để hoàn thiện kiến thức về nitơ chúng ta có thể cho học sinh thực hiện dãy chuyển hoá say đây và ghi rõ điều kiện phản ứng:
N2 NH3 NH4Cl NH3 N2
NO NO2 HNO3 NH4NO3 N2O
NO
Phương pháp củng cố phải như thế nào để mọi HS của lớp được củng cố và vận dụng kiến thức đã học. Để dạy học sinh vận dụng kiến thức chúng ta cần lựa chọn, xây dựng các bài tập định tính, định lượng, vận dụng kiến thức ở mức độ từ
thấp đến cao dần, nâng cao dần tính chất tổng hợp của việc vận dụng kiến thức cho học sinh.
Khi tổ chức thực hiện cần lưu ý nội dung vận dụng kiến thức sao cho phù hợp với đối tượng cụ thể: với nội dung:
- Chỉ cần nhớ lại nên ưu tiên học sinh yếu và trung bình.
- Có sự vận dụng linh hoạt và vận dụng sáng tạo ưu tiên cho học sinh khá giỏi.
Tuy nhiên tuỳ tình hình cụ thể mà có sự thay đổi đối tượng ưu tiên cho phù hợp, để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu.
3.2. Các phương pháp dạy học quan trọng khi hoàn thiện kiến thức, kĩ năng kĩ xảo kĩ xảo
Qúa trình hoàn thiện kiến thức cũng diễn ra tương tự quá trình nghiên cứu bài mới vì thế các nhóm phương pháp trong loại này cũng có tên tương tự.
3.2.1. Các phương pháp dùng lời
1/ Dạng phương pháp thuyết trình
Thuyết trình thường được sử dụng để mở đầu giờ ôn tập, dùng để khái quát hoá từng phần hay toàn bộ chương trình ôn tập để làm bật những kiến thức cơ bản nhất và cuối cùng bao giờ giáo viên cũng phải thuyết trình để kết thúc giờ ôn tập.
2/ Dạng phương pháp đàm thoại
Đàm thoại là một phương pháp dùng lời quan trọng nhất, khi ôn tập, cũng cố và tổng kết kiến thức. Theo hệ thống kiến thức đã được xác định của bài ôn tập, GV đặt ra câu hỏi, HS theo dõi suy nghĩ rồi trả lời. Sau đó GV khéo léo chỉnh lí, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
Hệ thống câu hỏi dùng ôn tập, tổng kết cần tránh tản mạn, vụn vặt, phải tập trung vào các kiến thức cơ bản, trọng tâm và có tác dụng chính xác hoá các khái niệm, mở rộng, đào sâu kiến thức và gắn với thực tiễn.
Ưu điểm: So với thuyết trình, đàm thoại có ưu điểm hơn vì không gây nhàm chán khi đơn thuần nhắc lại kiến thức và giáo viên có thể biết được tình trạng kiến thức của HS đểđiều chỉnh nội dung ôn tập cho có hiệu quả nhất.