- Phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng của bộ môn hoá học là thực nghiệm.
2/ Hình vẽ của giáo viên ở trên bảng
a/ Vai trò:
- Có thể thay thế cho thí nghiệm.
- Tóm tắc và hệ thống hoá một phần bài học.
- Cụ thể hoá những khái niệm trừu tượng, đơn giản hoá những máy móc phức tạp, giúp học sinh dễ tiếp thu và nắm vững nội dung học tập.
- Hình thành mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành. - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình cho học sinh.
- Phát triển khả năng tư duy trừu tượng.
- Dùng hình vẽđể hoàn thiện, kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh.
Do hình vẽ của giáo viên ở trên bảng có vai trò quan trọng như vậy nên giáo viên cần phải biết cách vẽ hình cho đúng.
b/ Các pháp vẽ hình cơ bản:
- Vẽ cắt: Vẽ cắt là phép vẽ cho biết bên trong của sự vật, cho biết độ dạy của các chi tiết và người ta qui ước các vết cắt đều được gạch chéo 450.
- Vẽ chiếu đứng: Vẽ chiếu đứng là phép vẽ cho biết bên ngoài của sự vật, nhưng nếu là dụng cụ thủy tinh thì cho thấy cả bên trong.
- Vẽ phối cảnh: Vẽ phối cảnh là phép vẽ theo qui luật gần xa (cùng kích thước ở gần thì vẽ cao hơn, to hơn, còn ở xa thì vẽ thấp hơn, nhỏ hơn). Hình vẽ
phối cảnh trông giống với vật thật. Có đường chân trời và có điểm tụ. c/ Nhận xét và lưu ý:
- Phép vẽ cắt và chiếu đứng thích hợp với học sinh lớn tuổi, phép vẽ phối cảnh thích hợp với học sinh nhỏ tuổi.
- Các chi tiết của một hình vẽ phải có cùng phép vẽ, không được bộ phận này vẽ cắt, bộ phận kia vẽ chiếu đứng hay phối cảnh.
- Phải đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa các bộ phận, tỉ lệ đó đúng với tỉ lệ thực (có cùng tỉ lệ xích ở mọi bộ phận).
- Hình vẽ phải có chú thích (không có hình vẽ câm).
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG LỜI
2.2.1. Ý nghĩa cuả lời nói trong dạy học hoá học
Trong dạy học hoá học có những nội dung không thể làm thí nghiệm và cũng không có đồ dùng trực quan, lúc này lời nói của giáo viên hoặc sách giáo khoa có ý nghĩa quan trọng:
- Là nguồn cung cấp kiến thức.
- Lời nói có tác dụng đến việc hình thành các khái niệm. Ở đây bước chuyển từ cảm giác đến tư duy, từ cụ thểđến trừu tượng được thực hiện dưới hình thức lời giảng.
2.2.2. Dạng phương pháp thuyết trình