Nội dung chương trình hoá học phổ thông Việt Nam

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 38 - 39)

NỘI DUNG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC 1 NHỮNG NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN NỘI DUNG VÀ CẤ U TRÚC

2.4.Nội dung chương trình hoá học phổ thông Việt Nam

Xây dựng trên nền hoá lí, vô cơ và hữu cơ tạo nên 2 hệ thống kiến thức cơ

bản về các chất và phản ứng hoá học. Các kiến thức này được lựa chọn phù hợp với những mục đích dạy học và những nguyên tắc cấu tạo chương trình hoá học phổ thông.

1/ Hệ thống kiến thức về chất: Do thời gian và sự nhận thức của học sinh hạn chế nên buộc phải lựa chọn một số các chất đưa vào chương trình để nghiên cứu. chọn chất:

- Các chất có ý nghĩa về mặt nhận thức: Dựa trên các chất này sẽ hình thành

được hệ thống các khái niệm khác, cơ sở để nghiên cứu các lí thuyết (chẳng hạn: oxi, hiđro, nước, một số kim loại, phi kim, các hợp chất vô cơđiển hình).

- Các chất có ý nghĩa thực tiễn to lớn: như phân bón, thuốc trừ sâu, dầu mỏ, …

- Các chất có vai trò quan trọng trong thiên nhiên: như các hợp chất của silic và canxi, chất béo, protit, hiđrocacbon,…

- Các chất giúp ta có những biểu tượng về các quá trình công nghệ và sản xuất hoá học: như amoniac, axit sunfuric, axit nitric, etilen, anđehit, …

- Các chất phản ánh được những thành tựu của khoa học và sản xuất hiện

đại: như chất xúc tác, cao su và tơ tổng hợp, chất dẻo, kim cương nhân tạo, amoni axit tổng hợp, …

Để thực hiện các vấn đề trên, nên chọn những chất ở chu kì nhỏ và kim loại chuyển tiếp.

Qui luật để nghiên cứu các chất ở trường phổ thông:

Thuyết nguyên tử, phân tử → thành phần → tính chất.

2/ Hệ thống kiến thức về phản ứng hoá học (quá trình hoá học): để nghiên cứu vấn đề này cần chọn những phản ứng tiêu biểu nhất và sự tiến triển của các phản ứng đó không khó khăn đối với học sinh.

Những kiến thức thực nghiệm về phản ứng hoá học được đưa vào đầu chương trình hoá học như:

- Khái niệm ban đầu: điều kiện phản ứng, dấu hiệu bên ngoài, dấu hiệu bản chất.

- Kiến thức định lượng có liên quan đến quá trình hoá học: định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogađro, mol, …

- Các dạng phản ứng hoá học. - Bản chất của phản ứng hoá học. - Động học của phản ứng hoá học.

Sự phát triển các kiến thức đó được tiến triển song song và xen kẻ với sự

phát triển các kiến thức về chất trong toàn bộ chương trình phổ thông.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 38 - 39)