- Phương pháp dạy học hoá học phải thể hiện được phương pháp nhận thức khoa học đặc trưng của bộ môn hoá học là thực nghiệm.
c/ dùng trực quan tượng trương: biểu đồ, sơ đồ, đồ thị ,…
2.1.2. Khái niệm phương pháp trực quan: Phương pháp dạy học trong đó kiến thức có sử dụng phương tiện trực quan, phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp thức có sử dụng phương tiện trực quan, phối hợp nhịp nhàng với các phương pháp dạy học khác. Nhằm giúp cho học sinh hiễu được dễ dàng, vững chắc những kiến thức về hoá học gọi là phương pháp trực quan. Phương pháp trực quan có thể được vận dụng khi giảng bài mới, khi hoàn thiện kiến thức hoặc kiểm tra kiến thức.
Trong nhóm các phương pháp trực quan thì phương tiện trực quan được sử
dụng làm “nguồn” chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời của giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn sự tri giác các tài liệu trực quan và khái quát hoá các kết quả quan sát.
Trong các PP trực quan, HS dùng các giác quan để tri giác tài liệu do GV trình diễn và dùng tư duy để rút ra kiến thức mới.
Một PPDH có mặt bên ngoài và mặt bên trong của PP.
- Mặt bên ngoài của PPDH là những thao tác hành động của thầy và trò, có thể quan sát dễ dàng trên lớp học. Ví dụ: thầy đặt câu hỏi, thầy biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát.
- Mặt bên trong của PPDH là cách tổ chức quá trình nhận thức, quá trình này diễn ra trong đầu của HS, nên khó nhận thấy.
Việc sử dụng một cái tranh, một mô hình, một thí nghiệm sẽ đem lại những hiệu quả sư phạm khác nhau khi GV sử dụng theo các phương pháp khác nhau như giải thích – minh hoạ hay tìm tòi từng phần hoặc nghiên cứu phát hiện.
2.1.3. Thí nghiệm trong dạy học hoá học 1/ Các loại thí nghiệm hoá học 1/ Các loại thí nghiệm hoá học
Trong các trường phổ thông thường sử dụng các hình thức thí nghiệm sau
đây:
a/ Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên: là hình thức thí nghiệm do giáo viên tự tay trình bày trước học sinh.