Định luật chuyển những biến đổi về lượng thành những biến đổi về

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 27 - 28)

chất (giải thích quá trình biến đổi xảy ra như thế nào)

Định luật này gọi ngắn gọn là định luật lượng đổi chất đổi. Có ý nghĩa giải thích được nguyên nhân chuyển đổi từ trạng thái chất lượng này sang trạng thái chất lượng kia của sự vật hay hiện tượng. Nội dung định luật: Sự vật hay hiện tượng chuyển đổi từ trạng thái chất lượng này thành trạng thái chất lượng kia diễn ra bằng sự thay đổi về lượng chuyển dần thành sự thay đổi về chất.

Chỗ nào trong chương trình hoá học trường THPT cũng có thể nhìn thấy qui luật lượng đổi, chất đổi.

Một số ví dụ:

- Định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn là một biểu hiện tổng quát nhất và sáng tỏ nhất. Sự tăng dần từng đơn vị của điện tích hạt nhân mà từ nguyên tố này chuyển thành nguyên tố khác.

Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố và hợp chất được tạo ra từ các nguyên tố đó trong một chu kì và trong phân nhóm chính.

+ Trong một chu kì theo chiều từ trái sang phải (theo chiều điện tích hạt nhân tăng), tính kim loại giảm dần rồi dẫn đến sự thay đổi nhảy vọt về chất, xuất hiện những nguyên tố phi kim và khí hiếm ở cuối chu kì.

Vì sao tính kim loại và phi kim lại biến đổi như vậy? Qui luật lượng đổi chất đổi giúp ta giải thích được sự biến đổi đó.

+ Cũng xét trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính

+ Trong cùng phân nhóm chính, đi từ trên xuống dưới tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần. Ta lấy phân nhóm chính nhóm I và nhóm VII làm ví dụ.

+ Cũng xét trong một phân nhóm chính khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần, đồng thời tính axit yếu dần (trừ nhóm VIII).

- Tuy cùng một nguyên tố tạo nên nhưng số lượng nguyên tử khác nhau mà tạo ra chất khác nhau.

Ví dụ: O2 và O3; CO và CO2; SO2 và SO3; H2SO3 và H2SO4; các oxit của nitơ: N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5; hoặc các axit có oxi của clo: HClO, HClO2, HClO3, HClO4; hoặc dãy đồng đẳng của hợp chất hữu cơ, ví dụ dãy ankan: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, …

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG pot (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)