Xác định người ra quyết định phù hợp

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn áp dụng đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) (Trang 135 - 138)

I was neither learning nor

Xác định người ra quyết định phù hợp

hợp 20 Thời gian: 1 giờ 15 phút Phương pháp: 1. Làm việc nhĩm

2. Trao đổi suy nghĩ

và chia sẻ ý kiến

Học liệu:

1. Giấy khổ lớn và bút

viết bảng

2. Các vấn đề cần học

hỏi được chuẩn bị trên giấy khổ lớn hoặc bài trình bày

3. Tài liệu phát

¹ MỤC TIÊU

Cuối buổi học, học viên sẽ cĩ thể:

ƒ Xác định những chủ thể cĩ quyền ra quyết định ở địa phương mà những người đề xuất dự án REDD+ cĩ thể phải làm cùng.

ƒ Phát hiện được điểm mạnh và hạn chế của mỗi chủ thể liên quan tới các sáng kiến REDD+.

ƒ Giải thích được tại sao việc những người nắm quyền (người dân bản địa và các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng) lựa chọn các chủ thể ra quyết định đại diện cho mình lại cĩ ý nghĩa quan trọng.

ƒ Liệt kê được danh mục những gì cộng đồng cần biết về các quyền của mình trong việc ra quyết định thơng qua FPIC.

CÁC BƯỚC

1. Bắt đầu bài học bằng việc giải thích rằng trong bài học này các học viên sẽ tập trung khám phá một trong những bước chính trong việc chuẩn bị làm việc với những người cĩ quyền: xác định chủ thể ra quyết định phù hợp.

2. Quay trở lại với các luận cứ ở bài học trước cho rằng xác định chủ thể ra quyết định là một bước quan trọng (Các bước chính trong quá trình tìm kiếm FPIC cho REDD+). Tại sao việc lựa chọn chủ thể ra quyết định lại quan trọng trong quy trình FPIC?

3. Bố trí học viên theo các nhĩm nhỏ 4 – 5 người. Đề nghị họ xác định và chia sẻ kinh nghiệm về các loại chủ thể ra quyết định khác nhau hiện đang tồn tại ở cấp địa phương của họ. Giải thích cho họ rằng điều này cĩ thể liên quan tới bất cứ vấn đề gì (phát triển cộng đồng, quản trị, lâm nghiệp cộng đồng…). Nhấn mạnh rằng họ cần phải lưu ý đến cả các chủ thể chính thức và khơng chính thức. Đề nghị học viên khắc họa từng chủ thể và liệt kê các điểm mạnh cũng

như những hạn chế của mỗi chủ thể ra quyết định trong FPIC cho REDD+. Dành cho học viên 40 phút để làm việc này (xem phần bài tập).

4. Đề nghị học viên quay lại hội trường và chia sẻ kết quả thảo luận nhĩm bằng cách trình bày báo cáo và nêu ý kiến phản hồi.

5. Sau khi chia sẻ ý kiến, cùng cả lớp suy nghĩ về những vấn đề sau:

ƒ Điều gì rõ nét nhất trong quá trình phân tích?

ƒ Cần sử dụng các tiêu chí gì để xác định chủ thể ra quyết định phù hợp?

ƒ Ý nghĩa của việc lựa chọn chủ thể ra quyết định FPIC cho REDD+?

ƒ Ai sẽ lựa chọn chủ thể phù hợp, vì sao?

ƒ Vai trị của người đề xuất dự án trong quá trình này là gì và vì sao?

ƒ Trong bối cảnh của học viên, điều này cĩ ý nghĩa gì đối với các dự án REDD+?

6. Sau khi cùng suy nghĩ và trao đổi, chia sẻ với cả lớp về cơ sở pháp luật hiện hành để người dân bản địa cĩ thể lựa chọn các chủ thể ra quyết định phù hợp theo các nguyên tắc của FPIC (xem Tài liệu phát).

7. Dựa vào kết quả trình bày báo cáo tĩm tắt, hãy hỏi các học viên theo họ thì cộng đồng cần biết những gì về ra quyết định FPIC cho REDD+. Ghi các câu trả lời lên giấy khổ lớn.

8. 8. Sau khi học viên liệt kê những điều này tại hội trường, hãy so sánh với giấy khổ lớn mà bạn đã chuẩn bị với các vấn đề chính cộng đồng cần biết (xem Tài liệu phát)

NHỮNG ĐIỀU GIẢNG VIÊN CẦN LƯU Ý

Làm việc nhĩm cần được quản lý theo thành phần nhĩm. Nếu cĩ nhĩm học viên quốc tế, bạn cĩ thể phải xem xét bối cảnh của từng nước. Nếu ở cấp quốc gia, hãy xem xét để chia thành các tổ một cách ngẫu nhiên hoặc theo vùng, tùy thuộc vào mức độ phù hợp.

Cần đảm bảo rằng, cuối học phần này, học viên hiểu rõ rằng cộng đồng phải chọn chủ thể ra quyết định chứ khơng phải những người đề xuất dự án, chính phủ hoặc các chủ thể khác.

Bài tập

Chủ thể ra

quyết định Ưu điểm đối với FPIC cho

REDD+

Nhược điểm đối với FPIC cho REDD+

Một phần của tài liệu Tài liệu tập huấn áp dụng đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) (Trang 135 - 138)