Họ rắn hổ (Elapidae)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 25 - 26)

Họ rắn hổ thuộc bộ phụ rắn (Ophidia) và gồm các loài rắn độc sống ở cạn. Đặc điểm nổi bật nhất phân biệt với các loài rắn lành là:

Đầu hình bầu dục, không phân biệt rõ với cổ, trên đầu có phủ vẩy hình tấm, ghép sát nhau

Thiếu tấm gian đỉnh, tấm má và hố má

Trong bộ răng thườgn có hai răng (móc) độc ở phía trước hàm trên. Mọc độc thường lớn hơn hẳn các răng khác và có rãnh hoặc hình ống

Họ rắn hổ ở Việt Nam có 9 loài

- Rắn hổ mang (Naja naja)

Đặc điểm nhận biết

Dài trên 1m, có thể bạnh cổ to phun phì phì. Lưng nâu sẫm hay vàng lục. Bụng trắng đục, đôi lúc phớt vàng. Trên cổ có một vòng tròn trắng khi con vật bạnh cổ (ở một số con trưởng thành vòng tròn này có thể mất đi). Vẩy môi trên 7 tấm, tấm thứ 3 và 4 chạm hố mặt, môi dưới 8 tấm, 2 tấm giữa mũi,1 tấm trước mắt, 2-3 tấm sau mắt. Vẩy thân 21 hàng, cổ 25 hàng, trước hậu môn 15 hàng.

Sinh thái và tập tính

Rắn hổ mang sống trong các sinh cảnh khác nhau: nương rẫy, đồng ruộng, sa van, cây bụi, rừng...Thường ở hang song không phải do chúng tự đào. Có thể gặp hổ mang trong hang chuột, hang nhím hay hang tê tê đã bỏ đi.

Sống đơn, hoạt động mạnh từ tháng 3 đến tháng 11, các tháng còn lại của năm hổ mang ít hoặc không hoạt động. Kiếm ăn cả ngày lẫn đêm, chủ yếu từ chập tối đến nửa

26

đêm. Săn đuổi mồi tích cực, đặc biệt sau những cơn mưa rào đầu mùa. Gặp mồi, hổ mang phóng nhanh đầu ngoạm vào chân sau, tiêm chất độc làm cho con vật tê liệt và sau đó mới nuốt.

Hổ mang leo trèo và bơi lội giỏi. Khi bị tấn công hoặc gặp kẻ thù, thường hay trốn hoặc ngẩng cao đầu, bạnh cổ, phun hơi phì phì để dọa nạt.

Thức ăn của hổ mang là các loài động vật có xương sống nhỏ (chuột, nhái, ếch...). Sau khi no hổ mang có thể nằm nghỉ 4-5 ngày.

Mùa sinh sản từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi lứa đẻ 8-20 quả, nở sau 2-3 tháng (phụ thuộc môi trường)

Phân bố

Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Malaysia, Đông Dương. Ở nước ta hổ mang phân bố khắp các vùng từ đồng bằng đến miền núi

Giá trị sử dụng

Hổ mang là loài bò sát dược liệu, thực phẩm và thương mại

Tình trạng

Do bị săn bắt và buôn bán mãnh liệt trong những năm gần đây nên số lượng Hổ mang đã trở nên rất hiếm. Sách đỏ Việt Nam xếp mức đe dọa T, cần cấm khai thác và sử dụng.

Có thể gây nuôi hổ mang

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 25 - 26)