Sếu cổ trụi (Grus antigone)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 52 - 53)

53 Chim lớn, cánh dài 600-675mm. Đầu và phần trên cổ trụi lông (trừ đám lông xám ở má). Phần dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám. Lông bao cánh sơ cấp và lông cánh sơ cấp đen

Mắt vàng cam. Mỏ xám lục nhạt. Chân đỏ tái thẫm. Da trần ở đỉnh đầu và trước mắt lục xám. Da ở cổ và đầu đỏ (Sếu đầu đỏ)

Sinh thái và tập tính

Sếu cổ trụi là chim di cư trú đông và sống ở các vùng đất ngập nước rộng lớn.

Sinh cảnh thích hợp là các rừng tràm, vùng có nhiều thực vật thuỷ sinh. Dáng bay của Sếu khác Cò và Diệc, khi bay cổ và chân duỗi thẳng.

Sếu cổ trụi sống đôi (mùa động dục sống theo gia đình). Kiếm ăn đêm trên các đầm lầy ngập nước hoặc bãi cỏ. Ăn các động vật sống ở nước (rắn nước, ếch nhái,…), các loài thực vật

Mùa sinh sản của Sếu bắt đầu vào tháng 4. Tổ được làm trên cồn đất có nước vây quanh. Bước vào mùa làm tổ Sếu thường nhảy múa để ghép đôi. Sếu đẻ 2 trứng, ấp 28-32 ngày. Chim non nở ra khoẻ, thường chỉ một con sống sót. Trưởng thành sau 3 năm.

Phân bố : Ở nước ta Sếu cổ trụi có ở Đồng Tháp

Giá trị sử dụng : Sếu cổ trụi là loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn và thực phẩm

Tình trạng : Số lượng hiếm hiện nay. Đang được quy hoạch bảo vệ tại Khu bảo tồn Tràm chim Tam Nông, Đồng Tháp.

6.3.5. Bộ bồ câu (Columbiformes)

Gồm các loài có kích thước trung bình. Thân bầu dực và chắc. Cổ ngắn, cánh dài và nhọn. Chân ngắn có 4 ngón dài với vuốt ngắn và khoẻ. Mỏ thẳng, gốc mỏ có màng da mềm. Bộ lông dày nhưng dễ rụng. Chim đực và cái có màu gần giống nhau

Bồ câu hoạt động ngày, ăn thực vật. Chim đơn thê, thường sống đôi. Đẻ một lứa 2 trứng. Ấp 18-30 ngày. Chim non yếu, chim mẹ có tuyến diều tiết dịch nuôi con non

Bộ bồ câu có 300 loài, giá trị kinh tế lớn (cho thịt, làm cảnh, huấn luyện đưa thư...) Việt Nam có 22 loài thuộc họ Bồ câu

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)