Mèo gấm (Felis marmorata)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 112 - 113)

Đặc điểm nhận biết

Mèo gấm nặng 3-5kg, dài thân 450-530mm, dài đuôi 475-550mm. Thoáng nhìn chúng ta có thể nhầm với báo gấm con. Bộ lông dày, bông, các đốm rộng, màu đất son ở phía trên lưng và màu da bò ở phía dưới. Nhiều vạch đen ở trên đầu, cổ, lưng và các vạch này đứt quãng, hẹp ở hông.

Mặt ngoài đùi, các chi có các đốm đen lớn và nhỏ ở phần ống chân. Đuôi dài, lông bông, có nhiều gấm đen dọc suốt đuôi

Sinh thái và tập tính

Mèo gấm sống ở rừng. Hoạt động chủ yếu trên cây. Kiếm ăn đêm. Thức ăn là các loài thú nhỏ: sóc, chuột..., chim, thằn lằn, rắn và cả côn trùng

Phân bố

Có ở Đông Bắc, Tây Bắc và Tây nguyên

Giá trị sử dụng

Mèo gấm cho da lông, thực phẩm và dược liệu

Tình trạng

Mèo gấm là loài hiếm, mức đe doạ V, cấm săn bắt

- Mèo rừng (Felis bengalensis)

Đặc điểm nhận biết

Hình dáng giống mèo nhà, nặng 3-5kg, dài thân 450-550mm, dài đuôi 250-290mm. Lông nền màu vàng trắng điểm nhiều đốm đen không đều, quanh đốm đen viền vàng nâu. Bụng và chân màu xám trắng

113

Mèo rừng sống ở rừng thứ sinh nghèo, trên các savan, cây bụi, các bãi cây ven nương rẫy. Không có nơi ở cố định. Vận động nhanh nhẹn, leo trèo, bơi lội giỏi. Kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong hốc cây, hang đá, trong bụi rậm hay trên trạc cây to, kín. Thường ngồi rình mồi, đợi khi con mồi đi qua, nhảy ra ngoạm vào gáy

Mèo rừng ăn chuột, sóc, chim, nhái, ngoé và các loài côn trùng. Thức ăn ưa

thích là chuột

Phân bố

Ở nước ta mèo rừng phân bố ở khắp các tỉnh trung du, miền núi

Giá trị sử dụng

Có ích cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đây còn là loài thú cho da lông đẹp, cho nguyên dược liệu và thương mại

Tình trạng

Còn tương đối nhiều

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 112 - 113)