Đon (Atherurus macrourus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 132 - 133)

Đon nhỏ thua Nhím, nặng 3-5kg, dài thân 380-500mm, dài đuôi 139- 228mm. Đặc điểm để phân biệt với Nhím là lông gai trâm thô, thưa, ngắn và dẹp

Đon chủ yếu sống ở rừng trên núi đá vôi hay nơi có nhiều đá lộ đầu.

Tập tính sinh hoạt, thức ăn gần giống Nhím

Giá trị thực phẩm

Số lượng còn tương đối nhiều

7.3.10.4. Họ dúi (Rhizomydae)

Gồm những loài gậm nhấm nhỏ, suốt đời sống hang, ăn rễ, củ thực vật. Đuôi không có lông, phủ vẩy sừng nhỏ

- Dúi mốc (Rhizomys pruinosus)

Đặc điểm nhận biết

Nặng 0,5-0,8 kg, dài thân 256-350mm, dài đuôi 100-124mm. Thân hình trụ, mập. Đầu hình nón, cổ ngắn. Chân ngắn, bàn chân to, có 5 ngón, ngón có vuốt lớn, có 2 ngón chân sau liền với nhau. Bộ lông thô, màu mốc đốm trắng. Tái nhỏ, mắt bé

Sinh thái và tập tính

Dúi mốc sống ở đồi thấp, trên sườn núi đất thoai thoải có nhiều loài thực vật họ tre, trúc. Sống theo gia đình 3-5 con trong hang tự đào và hầu như không lên khỏi hang. Hang dúi dài, nhiều ngách. Mọi hoạt động đều diễn ra trong hang

Dúi ăn rễ các loài cây thuộc họ tre nứa, họ hoà thảo và một số loài cây gỗ thuộc họ Ngũ gia bì

Dúi sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8. Mỗi năm đẻ 2-3 lứa, mỗi lứa 2-4 con, con non đẻ sau 4 tháng tuổi đã có khả năng sinh sản

Phân bố

Khắp các tỉnh có rừng

133

Gây nhiều tác hại cho sản xuất nông lâm nghiệp. Thịt dúi có thể ăn được Còn nhiều, khuyến khích săn bắt để bảo vệ rừng tre trúc

7.3.11. Bộ thỏ (Lagomorpha)

Thỏ cũng là loài gậm nhấm nhưng có hai đôi răng cửa hàm trên. Bộ răng 2.0.3.3/1.0.2.3 = 28 chiếc. Dạ dày có 2 phần là thượng vị và hạ vị. Ruột nhiều vách ngăn, sống trên đất và ăn thực vật

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)