Cầy tai trắng (Arctogalidia trivirgata)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 106 - 107)

Đặc điểm nhận biết

Hình dạng tương đối giống Vòi mốc. Điểm khác là dọc thân có ba sọc lông đen, vành tai trắng.

Sinh thái và tập tính

Là loài Cầy ăn đêm và thích nghi với leo trèo.

Ăn tạp gồm cả động vật lẫn quả cây rừng. Sinh sản có thể quanh năm, mang thai 45 ngày, đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa 2-3 con.

107

Phân bố: Việt Nam đã ghi nhận được ở Hoà Bình, Quảng Ninh, Gia Lai, Đắc Lắc

Tình trạng: Loài hiếm, mức đe doạ V. Cấm săn bắt

- Cầy mực (Arctictis binturong)

Đặc điểm nhận biết

Cầy mực lớn nhất họ cầy, nặng khoảng12-18kg.

Bộ lông dày, lông dài màu đen, mút lông phớt trắng. Tai to, tròn, trên vành tai có túm lông dài, mép vành tai trắng. Đuôi dài, gốc to, mút đuôi nhỏ, dẹp, có khả năng quấn.

Cả con đực và cái có tuyến xạ giữa hậu môn và bộ phận sinh dục.

Sinh thái và tập tính

Cầy mực sống chủ yếu trong các rừng cây gỗ, ở các rừng già trong các thung lũng sâu vắng, ít người qua lại. Hoạt động đêm, ngày ngủ trong các hốc cây gỗ. Leo trèo khá. Khi vận động, Cầy mực dùng cả đuôi quấn vào cành cây để làm điểm tựa. Bơi lặn tốt. Cầy mực ăn tạp

Cầy mực mang thai 90-92 ngày, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1-3 con.

Phân bố

Ở nước ta Cầy mực có ở Lai Châu, Cúc Phương, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai

Giá trị sử dụng

Cầy mực là loài thú đuôi quấn còn sót lại nên có giá trị khoa học. Mặt khác Cầy mực cho da lông, xạ hương và thực phẩm.

Tình trạng

Loài hiếm hiện nay, mức độ đe doạ V.

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 106 - 107)