Khát nước (Clamator coromandus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 59 - 61)

60

Đầu mào lông, gáy đen ánh xanh. Sau cổ

có nửua vòng trắng rộng. Lưng, vai, bao cánh và lông cánh tam cấp đen ánh tím. Cánh hung nâu, cằm, họng và ngực trên hung ghỉ sắt. Ngực dưới và bụng trắng xám. Đuôi đen ánh xanh, lông giữa có mút trắng

Mắt nâu đỏ, mỏ đen, chân xám

Sinh thái và tập tính

Sống định cư ở rừng và ven rừng. Hoạt động ngày, ăn mối, kiến và nhiều loại côn trùng

Mùa sinh sản từ cuối tháng 4 đến thngs 6. Không làm tổ, đẻ nhờ vào tổ khướu…

- Phướn (Phoenicophaeus tristis)

Đặc điểm nhận biết

Bộ lông lưng, cánh, trên đuôi đen ánh xanh. Cằm, họng, ngực có lông tua ra (không xếp thành phiến). Ngực, bụng xám phớt màu đất.

Bụng sau xám nhạt. Đuôi dài (gấp 2 lần cánh), mặt dưới có mút lông trắng.

Mắt nâu, da trần quanh mắt đỏ tím. Mỏ xanh xám, chân đen xám

Sinh thái và tập tính

Sống ở rừng. Sống đôi. Ăn côn trùng

Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7. Phướn làm tổ sơ sài, sẻ 2-3 trứng và ấp trứng.

- Bìm bịp (Centropus sinensis)

61 Chim trung bình lớn, dài cánh 180-220mm. Đầu, cổ, ngực, bụng, đuôi đen ánh kim loại. Trên đuôi có vằn đen nhỏ, mờ. Vai, cánh hung nâu. Mút lông cánh nâu thẫm

Mắt đỏ, mỏ và chân đen. Ngón cái có vuốt rất dài

Sinh thái và tập tính

Bìm bịp lớn sống định cư ven rừng, ven nương rẫy, trong các thung lũng cây bụi.

Kiếm ăn trên các bãi cỏ, ven khe suối, trên nương bãi Thức ăn là mối, kiến, cào cào, nhái, rắn nhỏ...

Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7. Tổ làm trong bụi rậm. Mỗi lứa đẻ 3-4 trứng

6.3.9. Bộ sả (Coraciifformes)

Gồm các loài chim có kích thước và hình dạng khác nhau. Thường có mỏ dài, chân ngắn. Bộ lông màu sặc sỡ. Làm tổ trong hốc cây hay hang đất.

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)