Cầy giông (Viverra zibetha)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 104 - 105)

Đặc điểm nhận biết

Cầy giông nặng khoảng 9-12kg. Bộ lông màu mốc xám, đậm hơn ở lưng và nhạt ở phần bụng. Gáy có bờm lông dài. Một dải lông tốt , đen cứng nối từ gáy đến gốc đuôi. Cổ có hai dải yếm trắng xen các dải đen đi từ gốc tai này đến gốc tai kia.

Đuôi dài, có 5 vòng đen xen 5 vòng trắng. Chân ngắn 4 vó chân đen. Mõm nhọn, màu đen nhạt.

Con đực có tuyến xạ giữa hậu môn và dịch hoàn.

Sinh thái và tập tính

Cầy giông sống ở các trảng cỏ cây bụi, nương rẫy ven khe suối, trong thung lũng. Không gặp trong các rừng rậm và các sườn núi cao. Thường ở trong các hang hốc có sẵn. Sống đơn, kiếm ăn đêm. Tính bạo dạn. Khi gặp kẻ thù thường toả xạ mùi đánh lạc hướng. Cầy giông ăn các loài động vật nhỏ (giun đất, cua, ốc, nhái, chuột,…) và các loại côn trùng (cào cào, châu chấu…) chuột và côn trùng là thức ăn ưa thích nhất

Động dục từ tháng 2 đến tháng 4; mang thai 2,5 tháng. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 2-4 con.

Phân bố :Ở nước ta Cầy giông phân bố khắp các tỉnh có rừng.

Giá trị sử dụng : Cầy giông rất có ích cho sản xuất nông lâm nghiệp, cho xạ hương, thịt và da lông.

Tình trạng : Số lương cầy giông hiện nay còn tương đối nhiều. Cần quản lý và sử dụng hợp lý.

- Cầy giông sọc (Viverra megaspila)

Đặc điểm nhận biết

Giống Cầy giông về hình thái, màu sắc, kích thước. Điểm khác cơ bản là dải lông đen dọc theo sống lưng chạy đến hết đuôi, vì vậy, các khoanh đuôi không liền. Hai bên sườn nhiều đốm đen

. Sinh thái và tập tính

105 Giống Cầy giông

Phân bố

Ở nước ta đã gặp Cầy giông sọc từ Quảng Bình đến các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Giá trị sử dụng

Cầy giông sọc là nguồn gen quý, cung cấp xạ hương, da lông.

Tình trạng

Loài hiếm, mức đe doạ E. Cấm săn bắt

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 104 - 105)