Cò quắm đầu đen (Threskiornis melanocephala)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 42 - 43)

Đặc điểm nhận biết

Chim lớn, cánh dài 343-383mm. Mút lông cánh tam cấp xám tro thẫm với thân lông đen. Thân của tất cả các lông cánh (trừ lông thứ nhất) đen. Phần còn lại của bộ lông màu trắng. Đầu, cổ trụi lông, da đen phớt xanh. Da sườn và dưới cánh đỏ thẫm. Mỏ, chân đen

Sinh thái và tập tính

Cò quắm đầu đen sống ở các khu rừng ngập mặn, các đầm lầy, trên các khu ruộng nước. Ngủ đêm trên cây Chà là, mắm, đước… Sống đàn, kiếm ăn ngày ven các bờ sông, trong các đầm lầy cạn nước. Cò quắm đầu đen ăn cá, tôm, ít loài côn trùng và lúa.

Đẻ vào tháng 7 và tháng 12. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 3-4 trứng, ấp 20 ngày

Phân bố

Phân bố tập trung ở Nam bộ. Mùa đông có thể gặp chúng ở khắp các tỉnh đồng bằng.

Giá trị sử dụng

Cho thịt. Có thể phát triển và khai thác chúng ở các vườn chim Nam bộ

6.3.2. Bộ Cắt (Falconiformes)

Gồm những loài chim ăn thịt ngày có kích thước khác nhau. Mỏ lớn nhưng ngắn, chóp mỏ trên nhọn, sắc và chùm xuống mỏ dưới. Chân to, khoẻ và có bốn ngón; ngón có vuốt to, khỏe, cong, nhọn và sắc. Bộ lông dày, chắc. Cánh dài, rộng, bay lượn giỏi và êm. Mắt to và tinh

Các loài là chim đơn thê; phần lớn không có sai khác đực cái và thường sống đôi trong nhiều năm. Đẻ từ 1-5 trứng và có tập tính ấp ngay từ quả đầu. Chim non nở ra đã mở mắt, nhiều lông bông nhưng yếu.

Bộ cắt có 271 loài, nước ta có 46 loài thuộc 3 họ

* Họ Ƣng (Accipitridae)

Họ có số loài nhiều nhất trong bộ cắt. Các loài thường có cánh rộng, tròn, bay tốt. Chân khoẻ, mỏ khoẻ và quặp. Ăn chủ yếu là thú nhỏ, chim, bò sát, ếch nhái, côn trùng. Ăn con mồi sống hoặc có một số loài ăn xác chết. Nước ta có 36 loài

43

Đặc điểm nhận biết

Chim lớn, dài cánh tới 590-630mm. Đầu, cổ trụi lông. Vành lông dưới cổ dài màu trắng. Lưng trên nâu, lưng dưới, hông và trên đuôi trắng nhạt. Cánh, đuôi nâu thẫm hay đen nhạt. Mắt nâu thẫm. Mỏ nâu. Da gốc mỏ đen nhạt. Da đầu và cổ nâu xám. Chân đen

Sinh thái và tập tính

Chim định cư, sống ở các vùng núi cao. Kiếm ăn

ngày, ăn xác chết động vật.

Phân bố

Ở nước ta Kền kền rừng gặp ở Tây nguyên và Tây Ninh

Giá trị sử dụng

Kền kền rừng ăn xác chết nên có ích cho công việc vệ sinh môi trường. Đây còn là loài hiếm, có giá trị khoa học

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 42 - 43)