47 Chim lớn, dài cánh 250-297mm. Chim đực có đầu, mào lông, cổ, ngực, và bụng đen. Lưng đuôi trắng vân đen. Vân đen tăng và màu trắng giảm từ phân loài Gà lôi trắng đến phân loài Gà lôi vằn. Mắt đỏ nâu, da trần quanh mắt đỏ nâu, da trần quanh mắt đỏ tươi. Chân đỏ tươi. Chim mái nhỏ, mào ngắn và màu đen. Lưng, cằm, họng, ngực, bụng nâu xám. Mắt nâu hạt dẻ, mỏ nâu xám xanh. Da trần quanh mắt và chân đỏ
Sinh thái và tập tính
Gà lôi trắng sống định cư ở rừng, đặc biệt thích sống ở rừng gỗ thưa pha tre nứa, giang dọc theo khe suối. Sống đàn 5-7 con và hoạt động trong một vùng nhất định. Kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều. Đêm ngủ trên các bụi giang, nứa có nhiều cây đổ ngang. Thường ra những bãi trống hay các đường mòn lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Khi bị săn bắn gà lôi bay lên cây nhưng không bay đi xa.
Gà lôi kiếm ăn trên mặt đất, thức ăn là quả thực vật, côn trùng và động vật nhỏ. Trong điều kiện nuôi Gà lôi ăn thóc, ngô, cơm.
Gà lôi sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7. Tổ làm sơ sài trên mặt đất. Mỗi lứa đẻ 4-5 trứng. Vỏ trứng màu hung nhạt có chấm trắng. Ấp 25-26 ngày. Con non nở ra khoẻ. Phân bố
Vùng phân bố của các loài Gà lôi ở nước ta khác nhau, trong đó có loài Gà lôi vằn phân bố ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Giá trị sử dụng
Gà lôi trắng là chim cảnh, quý hiếm có giá trị thương mại. Hai phân loài Gà lôi Beli và Gà lôi vằn là những loài đặc hữu
Tình trạng
Hiện nay hiếm, cấm săn bắt. Có thể phát triển nuôi nhốt chuồng