- Bạc má (Parus major)
Lớp thú (Mammalia) và thú rừng Việt Nam * Mục tiêu, yêu cầu
7.3.4.1. Họ culi (Loridae)
- Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)
81
Cu li nhỏ nặng trên dưới 0,6kg, dài thân 260 –
340mm, đuôi 18 –23mm. Đầu tròn, tai nhỏ, mắt to. Bộ
lông dày, lông ngắn và mềm. Lưng nâu hung đỏ xỉn, nhạt hơn ở mông, điểm sương ở trên đầu và cổ. Chi màu vàng nhạt. Dọc sống lưng có một dải lông hoe đỏ thẫm. Mặt bụng trắng nhạt. Răng hàm thứ hai lớn nhất
Sinh thái tập tính
Cu li sống ở các rừng khác nhau, thích hợp là rừng cây gỗ to, thưa, cây có nhiều hang bọng, không sống ở vùng savan cây bụi.
Vùng sống thường ổn định qua nhiều năm. Sống đơn, leo trèo khá song đi lại chậm chạp. Tính trầm lặng và nhút nhát. Khi gặp kẻ thù thường nấp mình sau cành cây hay lấy hai tay che kín mặt. Kiếm ăn đêm, ngày ngủ trong các bọng hay chạc cây lớn
Cu li ăn côn trùng và các loại quả mềm
Mùa sinh sản thường tập trung vào tháng 10, 11, 12. Mang thai 188 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lữa đẻ 1 con.
Phân bố
Rộng khắp các tỉnh có rừng trong cả nước
Giá trị sử dụng
Cu li nhỏ là loài đặc hữu của đông dương và có giá trị khoa học. Có ích co sản xuất lâm nghiệp
Tình trạng
Là loài hiếm ở nước ta, mức đe doạ V, cấm săn bắt
- Cu li lớn (Nycticebus coucang)
82
Cu li lớn nặng khoảng 1kg, dài thân 280 -310mm, dài đuôi 19-40,,
Bộ lông dày, rậm, mềm, mịn, màu vàng xám hay xám tro. Hoe đỏ ở hông và hai chi sau
Ngực xám, bụng vàng đỏ nhạt, răng hàm thứ nhất lớn nhất
Sinh thái và tập tính
Cơ bản giống cu li nhỏ
Tuổi trưởng thành sinh dục 17-21 tháng
Mùa sinh sản từ tháng 10-12. Mang thai 180-183 ngày. Mỗi lứa đẻ 1 con.
Phân bố
Gặp ở các vùng rừng từ Thừa Thiên Huế ra Bắc
Giá trị sử dụng
Cu li lớn là loài quý hiếm ở Đông Nam Á và rất có ích cho lâm nghiệp. Số lượng hiếm và đang có nguy cơ bị tuyệt chủng
Tình trạng
Mức độ đe doạ V. Cấm săn bắt