Lợn rừng (Sus Scrofa)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 116 - 117)

Đặc điểm nhận biết

Lợn rừng nặng 40-200kg, dài thân 1350- 1500mm, dài đuôi 200-300mm. Thân ngắn, đầu lớn, ngực nở, phần mông nhỏ hơn phần đầu ngực. Bộ lông thô, cứng, màu đen xám. Lông gáy dài, dày và rậm. Khi bị kích thích hàng lông này dựng lên trong con vật rất dữ tợn.

Răng nanh thường phát triển to, dài chìa ra ngoài môi. Lợn con có nhiều sọc vàng sáng chạy dọc thân.

Sinh thái và tập tính

Lợn rừng sống trong tất cả các dạgn sinh cảnh, từ rừng thứ sinh, rừng thưa, ven các nương rẫy... không sống trên núi đá. Không có nơi sống cố định

Sống đàn 5-20 con, kiếm ăn đêm. Thích đằm mình trong vũng nước. Mùa đông lợn làm tổ để nằm

Lợn rừng ăn tạp, gồm các loại củ, quả giàu tinh bột, các loại quả cây rừng, măng tre nứa, chuối và nhiều loài động vật

Lợn rừng sinh sản quanh năm, mang thai khoảng 4 tháng, đẻ mỗi năm 1-2 lứa, mỗi lứa 7-12 con. Lợn mẹ làm tổ đẻ rất chu đáo. Lợn con đẻ sau 30 phút có thể đi lại bình thường, một tuần sau có thể theo mẹ và trưởng thành sinh dục sau 2 năm.

Phân bố

Khắp các tỉnh miền núi, trung du

Giá trịsử dụng

Cho da lông, thực phẩm, cải tạo đất

117 Còn tương đối nhiều

7.3.8.2. Bộ phụ nhai lại (Ruminantia)

Gồm các loài thú guốc chẵn ăn thực vật và nhai lại thức ăn. Bộ răng thiếu, dạ dày nhiều ngăn. Thú nhai lại có vai trò sinh thái và giá trị kinh tế lớn. Bộ phụ nhai lại ở Việt Nam chia làm 4 họ: Cheo cheo, Hươu xạ, Hươu nai và Trâu bò

7.3.8.2.1. Họ cheo cheo (Tragulidae)

Thú guốc chắn có kích thước nhỏ nhất trong bộ. Không có sừng (cả đực và cái). Guốc II và V tương đối phát triển. Bộ răng thiếu 0.1.3.3/0.1.3.3 = 28 chiếc. Dạ dày có 3 ngăn (túi cỏ, túi tổ ong, túi múi khế), thiếu múi sách

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 116 - 117)