Trâu rừng (Bubalus bubalis)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 125 - 126)

Đặc điểm nhận biết

Trâu rừng giống trâu nhà nhưng lớn hơn, nặng 700 – 900kg, dài thân 2400 – 2800mm, cao vai 1600 – 1900mm. Bộ lông thưa, lông cổ dài, màu đen xám. Sừng nhỏ thon, dẹp và dài. Mặt trên sừng có ngấn ngang. Vòng sừng rộng, khoảng cách giữa 2 sừng lớn.

Sinh thái và tập tính

Trâu rừng sống ở những nơi thưa thoáng, quang đãng trên các địa hình bằng phẳng, trong các thung lũng xa dân, nơi có nhiều trảng cỏ đầm lầy và sông suối

Sống đàn, đàn lớn có thể lên tới trăm con. Thích nước, thường ngâm mình trong nước hoặc trong bùn lầy khi trời nóng bức

Trâu rừng chủ yếu ăn các loài cỏ, chồi lá non cây rừng, thực vật thuỷ sinh

Sinh sản vào khoảng tháng 10, 11, mang thai khoảng 10 tháng, mỗi lứa đẻ 1 con.

Phân bố

126

Giá trị sử dụng

Giá trị về nguồn gen, thực phẩm

Tình trạng

Còn dưới 10 con nên là loài có nguy cơ tuyệt chủng nhất hiện nay. Sách đỏ Việt Nam xếp mức đe doạ E. Cấm săn bắt

- Sơn dương (Capricornis sumatraensis)

Đặc điểm nhận biết

Sơn dương trông giống dê nhà, nặng 50 -65kg, dài thân 1400 – 1500mm. Bộ lông dày, lông cứng. Mỗi sợi lông thường có 2 màu: gốc đen, mút xám tro tạo nên màu con vật có lông đen xám. Sừng tròn thon, trên sừng có nhiều ngấn tròn, màu đen, đầu mút nhọn và hơi cong ra sau

Sinh thái và tập tính

Sơn dương sống ở trên núi đá hoặc trên sườn núi đất dốc có nhiều đá lẫn. Không sống ở rừng bằng hay đồi thấp.

Sống đơn, kiếm ăn đêm

Thức ăn là cây bụi, cây tái sinh hoặc quả cây rừng, rêu, địa y

Sơn dương không có mùa sinh sản cố định, đa số động dục vào cuối thu, đầu đông, mang thai hơn 7 tháng. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.

Phân bố

Phân bố rộng ở hầu khắp các tỉnh có rừng trong cả nước

Tình trạng

Hiện nay hiếm, sách đỏ Việt Nam xếp mức đe doạ V. Cấm săn bắt

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)