Báo hoa mai (Panthera pardus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 109 - 111)

110 Nặng 45-80kg, dài thân 1000-

1400mm, dài đuôi 800-1000mm. Thân dài, thon. Chân cao, mảnh. Lông nền màu vàng hay vàng nâu nhạt. Đồng tiền khuyết giữa màu đen. Đuôi dài hơn nửa thân

Sinh thái và tập tính

Sống trong các rừng già nhiều dây leo, rừng mọc trên núi đá vôi, ở các thung lũng nhiều lau lách.

Leo trèo giỏi, bơi lội tốt, vận động nhanh nhẹn không chỉ trên cây mà cả trên mặt đất. Sống đơn, kiếm ăn đêm và rất tinh khôn. Báo hoa mai ăn các loài thú ăn thịt nhỏ (cầy giông, cầy hương, vòi mốc, khỉ vàng, khỉ cộc...) và nhiều loài chim.

Báo hoa mai động dục vào tháng 10,11, chửa 3 tháng. Mỗi năm đẻ 1 lứa (có thể 3 năm 2 lứa), mỗi lứa 2-3 con. Báo mẹ là tổ đẻ cẩn thận trong hang khô ráo. Con non đẻ ra yếu, trưởng thành sinh dục sau 18-20 tháng tuổi

Phân bố

Gặp khắp các tỉnh có rừng

Giá trị sử dụng

Đây là thú cho lông, dược liệu và có giá trị thương mại

Tình trạng

Loài rất hiếm ở nước ta hiện nay, mức đe doạ E, cấm săn bắt

- Báo gấm (Neofelis nebulosa)

Đặc điểm nhận biết

Báo gấm nặng 25-40kg, dài thân 750-950mm, dài đuôi 550- 800mm. Thân rậm lông, lông mềm. Màu sắc có thể biến đổi nhưng phần lớn lông nền vàng xám và có nhiều hoa trắng với đáy viền đen giống như

gấm ở hai bên sườn.

Lông dọc sống lưng đen tuyền

111

Báo gấm chủ yếu sống ở rừng. Sinh cảnh thích hợp là các rừng cây gỗ lớn. Mùa lạnh ở trong các hốc đá, hố đất tự nhiên. Mùa nóng nghỉ trên cành cây to. Sống đơn, kiếm ăn đêm. Leo trèo, bơi lội giỏi. Khi đuổi mồi báo gấm có thể nhảy cành này sang cành khác cự li 5m.

Bao gấm ăn các loài sóc, chuột, khỉ, các loài móng guốc nhỏ và một số loài chim lớn

Mùa sinh sản tập trung vào các tháng 4,5,6. Mang thai 90-95 ngày. Đẻ mỗi năm 1 lứa, mỗi lứa 1-3 con. Con non đẻ ra yếu và trưởng thành sinh dục sau 20-25 tháng tuổi. Thọ 17 năm trong điều kiện nuôi nhốt

Phân bố

Có ở khắp các tỉnh có rừng

Giá trị sử dụng

Là loài thú có giá trị của Đông Nam Á, cho da lông, dược liệu, thương mại.

Tình trạng

Số lượng hiếm, mức đe doạ V, cấm săn bắt.

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 109 - 111)