Hổ (Panthera tigris)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 108 - 109)

109

Đặc điểm nhận biết

Hổ là loài lớn nhất họ mèo, nặng 180-200kg, dài thân 1700-2300mm, dài đuôi 950-1200mm. Thân hình vạm vỡ, khoẻ mạnh và dữ tợn. Lông nền màu gạch tươi. Có nhiều vằn đen to nhỏ không đều nhau vắt từ lưng xuống bụng. Đuôi nhiều vằn đen ngang. Chân có 4 ngón.

Sinh thái và tập tính

Hổ sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau, thích hợp là các rừng thứ sinh, rừng ven các bãi cỏ tranh xa dân cư. Không có nơi ở cố định. Ngủ và trú thân trong các hang to hay nơi rậm vắng. Sống đơn, chạy nhảy nhanh, dai sức. Không biết trèo cây. Bơi lội tốt, kiếm ăn đêm (nơi xa dân chúng hoạt động cả ban ngày). Thường ngồi rình con mồi đi qua, hổ nhảy bổ vào và ngoạm vào gáy, dùng chân trước đẩy gãy gập cột sống phần cổ. Mồi lớn hổ ngoạm vào cổ, cắn đứt họng và khí quản. Nếu đói hoặc bị con mồi phát hiện, hổ săn đuổi tích cực

Hổ ăn thịt các loài thú móng guốc (Nai, hoẵng, lợn rừng...) các loài cầy và thậm chí cả chim. Khi một con vật bị giết ăn không hết, hổ qua lại ăn sau vài hôm. Nhu cầu thức ăn của hổ từ 6-10 kg thịt một ngày, khả năng nhịn đói 3 ngày

Hổ động dục vào tháng 10-11, mang thai 3,5 tháng, mỗi lứa đẻ 2-3 con, sau 2-3 năm mới đẻ 1 lứa. Con đẻ ra yếu và sau 2 năm thì trưởng thành

Phân bố : Hiện còn phân bố ở dọc theo biên giới phía Tây

Giá trị sử dụng :Có giá trị da lông, dược liệu, nghệ thuật và thương mại.

Tình trạng : Hổ đang có nguy cơ bị tiêu diệt ở nước ta, hiện còn không quá 100 cá thể, mức đe doạ E, cấm săn bắt.

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 108 - 109)