Mèo ri (Felis chaus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 113 - 116)

Lớn bằng mèo gấm. Toàn thân gần như màu hạt dẻ, lưng thẫm hơn và chỉ đuôi có các khoang đen nhưng không rõ

Mèo ri là loài rât hiếm, mức độ đe doạ E, cấm săn bắt

7.3.6. Bộ có vòi (Proscidae)

Gồm các loài thú lớn nhất trên cạn, ăn thực vật. Chi 5ngón ngắn, đầu ngón phủ guốc nhỏ. Bộ răng 1.0.3.3/0.0.3.3 = 26 chiếc

Họ voi (Elephantidae) Voi Châu Á

114

Đặc điểm nhận biết

Thú lớn, nặng 3,5-6 tấn, dài thân 4- 6m, dài đuôi 1-1,5m, cao vai 2,5-3m. Mũi và môi trên kéo dài thành vòi, vòi dài chấm đất. Chân trước 5 ngón, chân sau 4 ngón. Da dày, lông thưa, màu xám hay nâu xám. Hai răng cửa con đực phát triển dài nhọn dọi là ngà. Răng hàm mọc thành khối

Sinh thái và tập tính

Voi sống ở rừng thứ sinh, rừng rụng lá, rừng tre nứa và rừng nứa pha gỗ.

Sống đàn 8-20 con và có xu thế phân thành các nhóm nhỏ theo truyền thống gia đình gồm voi bố, voi mẹ và voi con các thế hệ. Có thể gặp những con voi đực sống đơn độc và những con này rất hung dữ

Vùng hoạt động của voi rộng. Voi vừa đi, vừa kiếm ăn và dùng vòi vơ lá cho vào miệng. Thích đầm mình trong nước, bơi lội tốt

Voi ăn măng tre nứa, cỏ và nhiều loài cây bụi

Voi mang thai 21-22 tháng, mỗi lứa đẻ 1 con. Voi con sau 15 tuổi thì trưởng thành sinh dục. Mỗi đời voi mẹ chỉ đẻ 7-8 con.

Phân bố

Dọc biên giới phía Tây và trong các thung lũng Trường Sơn Nam.

Giá trị sử dụng

Voi thuần hoá được trong quân sự, giao thông, lâm nghiệp, nông nghiệp và có giá trị xuất khẩu. Ngà voi là bảo vật quý và có giá trị làm đồ mỹ nghệ, thương mại

Tình trạng

Còn không quá 150 con và đang bị đe doạ tiêu diệt, mức đe doạ V, cấm săn bắt.

7.3.7. Bộ guốc lẻ (Perissodactyla)

Gồm các loài thú lớn, ăn thực vật. Chân có số lượng ngón (guốc) luôn luôn lẻ, thường chỉ có ngón thứ III phát triển, các ngón khác bé hoặc tiêu giảm. Đầu ngón có guốc. Thiếu xương đòn trong đai trước. Bộ răng không đều, răng nanh nhỏ hay thiếu. Dạ dày đơn. Ruột dài, ruột tịt lớn . Con cái có một đôi vú ngực

115

Gồm thú có guốc lẻ lớn, đi bằng ngón. Chân ngắn, có 3 ngón. Thiếu răng nanh, bộ răng (2-0).0.4.3/ (2-0).0.4.3 = 36 (28) chiếc

Thế giới có 5 loài, ở nước ta có 2 loài nhưng hiện nay chỉ còn loài tê giác một sứng, loài tê giác hai sừng đã bịo tuyệt chủng

- Tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus)

Đặc điểm nhận biết

Tê giác nặng 1500-2000kg, dài thân 3000-3200mm, cao vai 1600-1750mm, dài đuôi 700mm. Đầu nhỏ. Mõm dài, nhỏ, miệng nhỏ. Mặt bé, tai to và cứng. Cổ ngắn và to hơn đầu. Chân ngắn, to, mỗi chân có 3 ngón, ngón bịt guốc hình bán nguyệt.

Da dày, cứng màu xám, không có lông nhưng có nhiều nếp nhăn sâu chia da ra nhiều mảnh.

Tê giác có một sừng mũi được cấu tạo từ các sợi sừng bó chặt mọc trên da mũi.

Sinh thái và tập tính

Tê giác sống ở các khu rừng rậm, sâu vắng, nơi có nhiều đầm lầy, ao hồ, ven các con sông tự nhiên chảy qua. Sinh cảnh thích hợp nhất là các thung lũng bằng, giàu thảm tươi, cây bụi, nhiều cây và day leo có gai. Sống đơn, vùng sống ổn định và được đánh dấu bằng phân hay nước giải của chúng. Đi lại chậm chạp, rất thích tắm hay đầm mình trong bùn. Khi bị săn đuổi chúng có thể chạy 30-40 km/hTê giác ăn thực vật, đặc biệt là các loài cây có gai và giàu chất xơ

Tê giác mang thai 17 tháng, mỗi lứa đẻ 1 con, 3-4 năm một lứa. Tê giác con mới đẻ nặng 40-50kg, sau 5-6 năm trưởng thành sinh dục

Phân bố

Hiện nay chỉ còn ở Lâm Đồng

Giá trị sử dụng

Sừng tê giác là một dược liệu quý và có giá trị thương mại lớn. Da Tê giác có tác dụng chữa rắn cắn.

Tình trạng

Dự đoán còn không quá 5 con

116

Gồm các loài thú mà ở mỗi chân của chúng có số ngón chân chẵn, phát triển nhất là ngón thứ III, IV, ngón II và V né, ngón I thiếu. Đầu guốc chân được bao bằng guốc sừng. Trong hệ đai trước thiếu xương đòn. Dạ dày đơn hoặc phức. Ăn thực vật, nhai lại thức ăn hay ăn tạp

Bộ guốc chắn chia là 2 bộ phụ: không nhai lại và nhai lại

7.3.8.1. Bộ phụ không nhai lại (Nonruminantia)

Gồm các loài thú guốc chắn ăn tạp, không nhai lại thức ăn. Bộ răng 3.1.4.3/3.1.4.3 = 44 chiếc. Dạ dày đơn (một ngăn). Ở nước ta chỉ có lợn rừng

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 113 - 116)