Đặc điểm nhận biết
Cheo cheo nặng 1,5-2,5kg, dài thân 450- 490mm, dài đuôi 50-80mm. Bộ lông màu xám vàng. Bốn chân cao, mảnh khảnh. Hai chân sau dài hơn hai chân trước. Đầu nhỏ, tai lớn. Hai răng nanh hàm trên thường phát triển chìa ra ngoài môi dưới
Sinh thái và tập tính
Cheo cheo sống ở các đồi thấp nhiều cây bụi, rừng thứ sinh thưa với thảm cỏ dày, rừng thưa cây họ dầu, ven rừng. Không sống trên núi đá.
Sống đơn, kiếm ăn đêm, tính trầm lặng, đi lại nhẹ nhàng, hay giật mình. Cheo cheo chạy nhanh nhưng không chạy được xa vì chóng mất sức.
Thức ăn là cỏ, chồi lá non và quả cây
Có thể sinh sản quanh năm, tập trung nhiều vào các tháng 4,5,6. Mang thai 120-130 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.
Phân bố
Hiện chỉ còn ở các tỉnh từ miền Trung vào Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Giá trị sử dụng
Có giá trị khoa học và thương mại Tình trạng
Loài đang bị suy giảm số lượng, mức đe doạ V, cấm săn bắt.
118
Gồm một loài thú guốc chẵn duy nhất, ăn thực vật, không mang sừng. Bộ răng 0.1.2.3/0.1.2.3 = 24 chiếc. Con đực có tuyến vạ nằm giữa rốn và cơ quan sinh dục ngoài
- Hươu xạ (Moschus Brezovsikii)
Đặc điểm nhận biết
Nặng 10-14kg, dài thân 700-900mm, dài đuôi 30-50cm. Bộ lông dày, rậm, màu nâu sáng phớt đen nhung. Chân cao, mảnh khảnh. Con đực có răng nanh dài, chìa ra khỏi môi và có tuyến xạ nằm giữa cơ quan sinh dục và rốn. Túi xạ hình tròn, hơi phồng lên, quanh miệng túi có lông nhỏ mọc dày
Sinh thái và tập tính
Chỉ sống ở sinh cảnh rừng trên núi đá vôi. Không sống ở rừng núi đất. Hoạt động trong một khu vực ổn định. Đi đơn, kiếm ăn đêm.
Ngày nghỉ trên những tảng đá phẳng vào mùa hè và nghỉ trong hang vào mùa
đông để nhai lại thức ăn. Vận động, chạy nhảy trên núi đá rất nhanh nhẹn và chính xác. Hươu xạ ăn rêu, địa y, các loại cỏ và lá cây
Thường đẻ từ tháng 3 đến tháng 5
Phân bố
Chỉ có ở Cao Bằng, Bắc Cạn và Lạng Sơn.
Giá trị sử dụng
Hươu xạ có giá trị khoa học, thương mại và dược liệu (xạ hương)
7.3.8.2.3. Họ hƣơu nai (Cervidae)
Gồm các loài thú guốc chẵn, ăn thực vật và nhai lại thức ăn. Dạ dày có 4 ngăn (túi cỏ, túi tổ ong, túi lá sách và túi múi khế). Bộ răng thiếu 0.1.3.3/3.1.3.3 = 34 chiếc. Chỉ có con đực mang sừng. Sừng đặc, mang nhánh, rụng và thay thế hàng năm.
Ở nước ta có 7 loài