Trăn mốc (Python molurus)

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 28 - 30)

29 Trăn mốc lớn dài 4,5-5m, nặng tới 30kg. Mặt lưng màu xám đen có vân hình mạng lưới nâu sáng hay vàng xám. Sườn màu xám nhạt. Bụng trắng đục. Vẩy thân 64 hàng, vẩy gần hình vuông, xếp hình ngói lợp. Vẩy bụng to hơn vẩy lưng. Có một vẩy hậu môn. Có không quá 75 tấm vẩy dưới

đuôi. Hai tấm môi trên có hõm.

Sinh thái và tập tính

Trăn mốc sống ở các đồi cỏ tranh, các savan cây bụi, nương rẫy ven rừng, ít khi sống trong rừng rậm. Mùa lạnh thường ở hang đất, trong các tổ mối, Mùa nóng thường vắt mình trên cành cây

Hoạt động và thời gian kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, bên các khe suối, ven ao hồ, trên các bãi cỏ tranh non mới mọc sau khi đốt. Bình thường đi lại chậm chạp nhưng khi săn mồi rất nhanh nhẹn. Bắt mồi theo phương thức phóng đầu và đớp. Mồi nhỏ trăn nuốt ngay. Mồi lơn trăn ngoạm vào chân sau, quấn cho chết ngạt mới nuốt. Ăn xong trăn nằm hoặc quấn vào cây để tiêu hóa. Leo cây, bơi lội giỏi. Trăn ăn các loài động vật có xương sống (ếch, nhái, rắn, trứng chim, chim non, chuột, cheo cheo, lợn rừng, hoẵng...)

Trăn sinh sản từ tháng 4 đến tháng 7, đẻ trứng trong các hốc đất. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 15-25 trứng. Sau khi đẻ xong trăn mẹ quấn quanh tổ để canh trứng. Trứng nở sau 75-90 ngày. Trăn non mới nở dài 50-60cm.

Phân bố

Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Ấn Độ.

Ở Việt Nam trăn mốc phân bố ở khắp các vùng trung du miền núi.

Giá trị sử dụng

Trăn mốc ăn chuột góp phần bảo vệ sản xuất nông lâm nghiệp. Không cắn chết người. Trăn choda, thịt, dược liệu, nguyên liệu và thương mại.

Tình trạng

Trăn ngoài thiên nhiên bị suy giảm nghiêm trọng. Sách đỏ Việt Nam xếp mức sắp bị nguy (V). Cấm săn bắt. Trăn hiền lành và dễ nuôi, đặc biệt ở các tỉnh phía Nam, nơi có nhiệt độ môi trường hàng năm luôn cao, cần phát triển nghề nuôi trăn.

30

Một phần của tài liệu Bài giảng động vật rừng 1 (Trang 28 - 30)